Mỹ lo ngại về nguồn tôm Ấn Độ gây ra các vấn đề sức khỏe

Ấn Độ đang là nước dẫn đầu trong danh sách báo cáo của FDA liên quan đến salmonella hoặc kháng sinh cấm. Tháng 8/2013, Bộ Thương mại Mỹ công bố quyết định cuối cùng cho rằng chính phủ Ấn Độ đã triển khai các chính sách trợ cấp đối kháng lớn cho các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm của nước này. Tuy nhiên, Mỹ vẫn không triển khai bất cứ hành động nào để đối trọng với các chính sách trợ cấp trên kể từ khi thông báo trên được đưa ra.

Mỹ lo ngại về nguồn tôm Ấn Độ gây ra các vấn đề sức khỏe
Kháng sinh cấm trong tôm là vấn đề nan giải của Ấn Độ. Ảnh minh họa

Trong 5 năm qua, hỗ trợ từ phía chính phủ Ấn Độ cho ngành tôm của nước này chỉ là một phần trong sáng kiến của chính phủ nước này nhằm mở rộng nhanh hoạt động sản xuất tôm. Các nỗ lực này đã thành công một cách thần kỳ, dẫn đến nguồn cung tôm Ấn Độ tràn ngập thị trường thế giới. Năm 2010, Mỹ chỉ nhập khẩu chưa đến 300 triệu USD các sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh không tẩm bột từ Ấn Độ. Năm 2017, nhập khẩu tôm Ấn Độ của Mỹ đã vọt lên 2,2 tỷ USD. Sự bùng nổ này dẫn đến Ấn Độ vươn đến vị thế nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ. Năm 2017, Ấn Độ chiếm 35% tổng lượng nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh chưa tẩm bột của Mỹ, tăng từ mức chỉ 6% vào năm 2010.

Vì sao tình trạng này đang đặt ra quan ngại tại Mỹ?

Tôm Ấn Độ vào thị trường Mỹ gây ra nhiều lo ngại về an toàn thực phẩm và sức khỏe. Chỉ trong vòng vài năm qua, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã báo cáo số lượng cao bất thường các lô hàng tôm từ Ấn Độ bị từ chối do phát hiện chứa salmonella, so với các lô hàng tôm từ các nước khác. Từ năm 2016 đến tháng 8/2018, Ấn Độ chiếm 33% tổng lượng nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh chưa tẩm bột của Mỹ. Trong cùng giai đoạn, bảng sau cho thấy từ năm 2016 đến tháng 10/2018, Ấn Độ chiếm tới 49% tổng số lô hàng tôm bị FDA từ chối thông quan do phát hiện ra salmonella.

Số lô hàng tôm bị FDA từ chối nhập khẩu do salmonella:


Tương tự, từ năm 2016 đến tháng 10/2018, tôm từ Ấn Độ chiếm 52% tổng số lô hàng tôm bị FDA từ chối nhập khẩu do phát hiện thấy có kháng sinh cấm.

Số lô hàng tôm bị FDA từ chối nhập khẩu do kháng sinh cấm.


Các nguồn cung tôm Ấn Độ chiếm tới gần 1/3 nguồn cung tôm tại Mỹ và một nửa số lô hàng tôm FDA phát hiện có salmonella hoặc kháng sinh cấm. Các đợt phát hiện liên tục thấy salmonella hoặc kháng sinh cấm trong tôm nhập khẩu từ Ấn Độ làm dấy lên những câu hỏi quan trọng liên quan đến sự phát triển và lây lan của các chủng kháng kháng khuẩn (AMR) trong ngành nuôi trồng thủy sản Ấn Độ và khả năng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ có thể là một kênh dẫn AMR vào Mỹ hay không.

Gần đây, Ủy ban châu Âu EC đã nhấn mạnh các lo ngại liên quan đến ngành nuôi tôm tại Ấn Độ và tiến hành một báo cáo kiểm định ngành nuôi thủy sản Ấn Độ, công bố vào tháng 4/2018. Báo cáo này tập trung vào hoạt động kiểm soát kháng sinh trong tất cả các hoạt động nuôi trồng thủy sản nhưng đặc biệt tập trung vào ngành nuôi tôm. Với các kết quả của báo cáo kiểm định, Ủy ban châu Âu giải thích rằng mặc dù các nước thành viên hiện đều đã kiểm tra đối với chloramphenicol, tetracycline, oxytetracycline, chloratetracycline và nitrofurans, các nước thành viên EU cũng được khuyến nghị xem xét mở rộng phạm vi kiểm tra sang bao gồm cephalosporins, lincosamides, diaminopyrimidies, và doxycycline.

Khuyến nghị của EC với các nước thành viên trong mở rộng phạm vi kiểm tra đưa ra vào thời điểm số lượng thông báo từ Hệ thống Cảnh báo nhanh về Thực phẩm và TACN (RASFF) đối với sự xuất hiện của kháng sinh cấm trong tôm Ấn Độ nhập khẩu vào EU tăng vọt. 

Shrimp Alliance
Đăng ngày 10/12/2018
Gappingworld
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 22:56 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:56 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 22:56 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 22:56 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 22:56 20/12/2024
Some text some message..