Mỹ và EU đều tăng mua cá ngừ đóng hộp

Theo số liệu thống kê được các chuyên gia đưa ra tại hội nghị về thị trường cá ngừ trực tuyến mới đây của Infofish, nhập khẩu cá ngừ của Mỹ và EU tăng trưởng đột biến trong những tháng đầu năm 2020.

cá ngừ đóng hộp
Thị trường cá ngừ đóng hộp tăng trưởng đột biến.

Nhập khẩu

Ba tháng đầu năm 2020, 28 nước EU đã nhập khẩu 239.700 tấn cá ngừ đóng hộp, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi cả năm 2019, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của EU chỉ tăng 2% so với năm 2018. EU vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ đóng hộp trên thế giới.

Các thị trường nhập khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu tại EU là Tây Ban Nha, Italy, Đức, Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Bỉ và Ba Lan. Trong quý I/2020, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của các thị trường này phần lớn đều tăng, trừ Pháp. Tây Ban Nha, Italy và Pháp nhập khẩu một số lượng lớn thịt (loins) cá ngừ hấp nguyên liệu để chế biến cá ngừ đóng hộp, còn các nước khác thì nhập khẩu cá ngừ đóng hộp để tiêu thụ trực tiếp.

Mỹ, thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 thế giới, đã nhập khẩu 55.200 tấn trong quý I/2020, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tại thị trường này, cá ngừ đóng hộp đang hưởng lợi từ sự quen thuộc với hầu hết người tiêu dùng và từ sự gián đoạn nguồn cung cấp thịt bò, thịt lợn và gia cầm do đại dịch Covid-19. 

Trong khi đó, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Nhật Bản có mức tăng trưởng khiêm tốn hơn, 4,1%, đạt 14.400 tấn. Có thể thấy hầu hết các thị trường đều đã có sự bùng nổ về nhập khẩu cá ngừ đóng hộp trong 3 tháng đầu năm nay, điều là nhằm đáp ứng tình trạng “mua hoảng loạn” tại các cửa hàng bán lẻ. Và xu hướng tăng trưởng nhập khẩu này tại cả 3 thị trường vẫn đang tiếp tục trong tháng 4 và tháng 5, nhưng đã chậm lại.

Tính đến hết tháng 5/2020, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Mỹ tăng 14%, EU đã tăng 12%, Nhật Bản tăng 3%, nhập khẩu của Australia, Canada, Nga, New Zealand và các nước Đông Nam Á cũng có xu hướng tăng.

Trái lại, tại khu vực Trung Đông, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của khu vực này trong 5 tháng đầu năm 2020 giảm 10% về khối lượng và 25% về giá trị. 

Ai Cập hiện đang là nước nhập khẩu cá ngừ đóng hộp lớn nhất và có sự tăng trưởng nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2020, tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 23.000 tấn. Ai Cập hiện đang nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm thịt cá ngừ xé vụn đóng hộp.

Trong giai đoạn này, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Ảrập Saudi, thị trường nhập khẩu cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 tại khu vực này trong 5 tháng đầu năm 2020, giảm 12% so với cùng kỳ, đạt gần 14 nghìn tấn. Thái Lan và Indonesia là các nguồn cung chính cá ngừ đóng hộp cho thị trường này.

Tại các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), tính đến hết tháng 5, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của UAE đã có sự tăng trưởng nhẹ, do sự phổ biến của cá ngừ đóng hộp với vai trò là thực phẩm thiết yếu, lý tưởng để tích trữ tại nhà vào thời điểm hiện tại. 

Trong khi đó, Libya, thị trường nhập khẩu cá ngừ đóng hộp lớn thứ 3 thị Trung Đông đang có mức giảm nhập khẩu mạnh nhất so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 47%, đạt gần 11 nghìn tấn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của sự sụt giảm này không phải là do đại dịch Covid-19 mà là do tỷ giá đối đoái của đồng nội tệ và đồng USD.

Hiện các chuyên gia đang cảnh báo về hiệu ứng cái roi da (bullwhip effect) sẽ diễn ra tại thị trường Ảrập Saudi và UAE, do lượng tồn kho tại 2 thị trường này đang giảm dần, nên nhiều khả năng nhu cầu nhập khẩu tại 2 thị trường này sẽ gia tăng.

Xuất khẩu

Trong 3 tháng đầu năm 2020, nước xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lớn nhất thế giới, Thái Lan, đã có chứng kiến sự tăng trưởng xuất khẩu 4,6% so với cùng kỳ, đạt 128.200 tấn.

Ecuador là nước xuất khẩu lớn thứ 2 với mức tăng trưởng 7,5% trong giai đoạn này, trong khi xuất khẩu của Philippines tăng 20,8%, đạt 22.600 tấn.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Trung Quốc đã giảm nhẹ, do các nhà máy chế biến đã phải ngừng hoạt động trong vài tháng khi có đợt bùng phát virus corona đầu tiên.

Sau khi nhu cầu nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của các thị trường tăng cao từ giữa tháng 2 tới hết tháng 4, để bổ sung vào các kệ hàng trống trong giai đoạn mọi người mua hàng tích trữ trong hoảng loạn vì đại dịch, nhu cầu đã giảm xuống từ tháng 5 trở đi.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các nước cũng chậm lại, cụ thể xuất khẩu của Thái Lan trong 5 tháng đầu năm tăng 4%,  Ecuador tăng 6%, và Philippines tăng 16%.

VASEP
Đăng ngày 21/08/2020
Nguyễn Hà
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:30 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:30 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:30 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:30 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:30 26/04/2024