Chương trình này nhằm bảo vệ cho các hòn đảo lộng gió Prince Edward, nằm cách 1.777 km từ lục địa Nam Phi, góp phần giúp cho loài cá răng cưa được phục hồi. Cá răng cưa được xem là “vàng trắng” trên đại dương, thường trở thành con mồi của các vụ đánh bắt cá bất hợp pháp và các món ăn được phục vụ trong nhà hàng, điển hình là cá vược Chile.
Nam Phi sẽ tăng cường kiểm soát vùng biển này, bao gồm một lệnh cấm đánh bắt cá trong vòng 12 hải lý chung quanh các đảo, hạn chế đánh bắt cá trong khu vực quy định ngoài bán kính này. Bộ trưởng Môi trường Edna Molwa ca ngợi động thái này là “một đóng góp đáng kể vào việc bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu”.
Các hòn đảo phía nam Ấn Độ Dương thu hút một quần chúng các giống vật nuôi, các loài chim, trong đó có ba loài hải cẩu, chiếm 22% lượng hải cẩu Nam cực trên thế giới. Ngoài ra, khu vực này cũng là nơi ở của bốn loài chim cánh cụt, năm loài hải âu và 14 loài cùng họ với hải âu khác. Các hòn đảo đón nhận khoảng 44% các loài chim biển di cư khác.
Đảo Marion có diện tích khoảng 290 km2. Nam Phi đã đặt ở đây một cơ sở nghiên cứu môi trường và thu thập dữ liệu thời tiết. Đảo Prince Edward nhỏ hơn, với diện tích 45 km2. Các hòn đảo này là những miệng núi lửa đã tắt, có nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 5 độ C và gió rất phổ biến.
Các thuyền ngư dân của Nam Phi được phép đánh bắt hạn chế các loài cá răng cưa Patagonia bên ngoài các khu bảo tồn mới vừa được xây dựng này.