Nam Thịnh: Tập trung khắc phục bệnh đốm trắng trên tôm

Vụ xuân hè năm 2018, xã Nam Thịnh (Tiền Hải) thả nuôi thủy sản 160ha, đạt 100% diện tích. Tuy nhiên, thời gian qua một số diện tích nuôi thủy sản đã xuất hiện bệnh đốm trắng gây tôm chết hàng loạt. Hiện nay, các hộ dân đang tập trung khắc phục tình trạng dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng.

Nam Thịnh: Tập trung khắc phục bệnh đốm trắng trên tôm
Các hộ dân vùng nuôi trồng thủy sản xã Nam Thịnh sử dụng Chlorine xử lý môi trường ao nuôi.

Tại vùng nuôi trồng thủy sản thôn Hợp Châu, ông Trần Văn Khởi cho biết: Diện tích nuôi tôm của gia đình tôi hơn 3.000m2. Trước khi xuống giống tôm, gia đình tôi đã làm tốt việc xử lý môi trường ao nuôi như khử trùng nguồn nước, diệt tạp. Cách đây vài ngày, qua kiểm tra, tôm có biểu hiện hoạt động kém ăn, sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hay dạt vào bờ. Dấu hiệu bất thường xuất hiện trên tôm nuôi trước khi chết là toàn thân có màu đỏ, lấm tấm hạt trắng. 

Sau khi tôm có triệu chứng trên, ông Khởi đã báo với chính quyền địa phương để có giải pháp đối phó với bệnh đốm trắng hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra. 

Cũng tình trạng có tôm chết trên diện tích nuôi thủy sản, ông Phạm Văn Quang, thôn Đồng Lạc đã kịp thời xử lý đối với số tôm bị bệnh, đồng thời xử lý môi trường ao nuôi bằng hóa chất Chlorine, nhằm tránh lây lan sang diện tích ao nuôi của các hộ xung quanh. 

Theo ông Quang, mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước hoặc các loại ký chủ trung gian cua, cáy, chim... khi thời tiết nắng nóng, xen kẽ mưa đã tạo thuận lợi cho vi rút gây bệnh hại trên tôm. Ông Quang mong muốn các ngành, chính quyền cấp trên tiếp tục có chính sách hỗ trợ giúp các hộ dân xử lý dịch bệnh và chuyển sang các đối tượng nuôi khác, bảo đảm không để diện tích ao trống.

Sau khi nhận được thông báo từ các hộ nuôi tôm, xã Nam Thịnh đã phối hợp với ngành chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh đốm trắng. Bệnh đốm trắng trên tôm xuất hiện ở diện tích ao nuôi của các hộ dân địa phương từ ngày 13 - 26/5, đã có 17 hộ có diện tích tôm bị bệnh đốm trắng, gây thiệt hại khoảng trên 95 vạn con tôm. Đây là loại bệnh trên tôm được xem là nguy hiểm có diễn biến phức tạp, cùng với yếu tố thời tiết những ngày qua nắng, mưa làm thay đổi nhiệt độ đột ngột, tôm thường chết nhanh và hiện nay chưa có thuốc và phương pháp chữa trị nào hiệu quả. Trước tình hình trên, Nam Thịnh đã tích cực phối hợp với ngành chuyên môn tuyên truyền đến nhân dân khắc phục tình trạng tôm chết, triển khai các biện pháp tiêu độc khử trùng ao nuôi. 

Đồng thời, hướng dẫn các hộ nuôi phải thường xuyên kiểm tra sự phát triển của tôm, chủ động phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, địa phương được huyện hỗ trợ 2.000kg Chlorine, đã tổ chức cấp phát trên 1.300kg cho các hộ nuôi thủy sản để vệ sinh ao nuôi có tôm chết. Đồng thời, khuyến cáo các hộ nuôi cần xử lý dịch bệnh đúng như hướng dẫn của ngành chuyên môn. 

Hiện nay, Nam Thịnh đang tiếp tục tích cực chỉ đạo xử lý môi trường những diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng, tuy nhiên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, người nuôi tôm trên địa bàn lo lắng khi thời tiết tiếp tục nắng nóng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút phát triển. Chính quyền địa phương tiếp tục khuyến cáo khi phát hiện tôm có dấu hiệu đỏ thân, tấp mé, người dân cần báo ngay cho cán bộ chuyên môn để dập dịch kịp thời, nhằm hạn chế sự lây lan mầm bệnh. 

Đối với những diện tích đang nuôi chưa bị bệnh, Nam Thịnh chủ động tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và công tác phòng ngừa dịch bệnh, tiêu độc môi trường ở khu vực nuôi tôm tại các hộ dân. Chỉ đạo, phân công cán bộ bám sát vùng nuôi trồng thủy sản để hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra, giám sát tình hình nuôi trồng, dịch bệnh.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 08/06/2018
Mạnh Thắng
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 10:06 18/09/2024

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 11:10 13/09/2024

Ao tôm bị nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền là một loại nấm hại phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tôm và hiệu quả nuôi trồng. Đây là loại nấm phát triển trên bề mặt ao, hình thành các đốm tròn giống như đồng tiền. Khi nấm đồng tiền phát triển mạnh, chúng có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường ao và tôm nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:00 04/09/2024

Quản lý nấm đồng tiền trong ao tôm

Kiểm soát và xử lý tình trạng nấm đồng tiền xuất hiện trong ao canh tác luôn là thách thức đối với người nuôi bởi không chỉ làm tôm bị bệnh, khiến chất lượng tôm suy giảm, nấm đồng tiền còn bám vào các thiết bị trong ao nuôi như quạt, vỉ ôxy,…gây khó khăn cho việc xử lí và khiến tôm nuôi mắc nhiều bệnh hơn.

Nấm đồng tiền
• 11:47 16/08/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 19:37 19/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 19:37 19/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 19:37 19/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 19:37 19/09/2024

Dự đoán giá thủy sản tăng mạnh vào cuối năm 2024: Xu hướng và cơ hội cho người nuôi

Nửa cuối năm 2024, ngành thủy sản dự kiến sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội quý báu cho người nuôi. Sự khôi phục nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU, cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và biến động giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản lên một tầm cao mới.

Xuất khẩu thủy hải sản
• 19:37 19/09/2024
Some text some message..