Nâng cao quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

Ứng dụng công nghệ nâng cao quản lý chất lượng nước nuôi tôm. Đây chính là một trong những giải pháp khôn ngoan khi xây dựng mô hình nuôi tôm bền vững tại Indonesia.

Mô hình nuôi tôm
Quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm đang là vấn đề được quan tâm. Ảnh: Tép Bạc

Quản lý chất lượng nước là một trong những điều quan trọng nhất mà người nuôi tôm phải thực hiện trong suốt chu kỳ nuôi trồng. Bởi vì các thông số chính bao gồm nhiệt độ, oxy hòa tan (DO), độ mặn, amoniac, nitrit và độ kiềm, cũng như nồng độ sinh vật phù du và vi khuẩn,... một khi đã xuất hiện biến động đều ảnh hưởng lẫn nhau.

Người nông dân cần phải theo dõi tất cả các thông số này hàng ngày để đảm bảo mọi biến động nếu xuất hiện, vẫn nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được. 

Mặc dù không phải tất cả nông dân đều có thể kiểm tra tất cả các thông số. Thế nhưng, những người nuôi tôm ở Indonesia lại rất quan tâm đến sự biến động của chất lượng nước. Hầu hết các ao nuôi tôm ở Indonesia là bán lộ thiên, lấy nước biển làm nguồn nước chính và chất lượng nước có xu hướng giảm trong suốt chu kỳ sản xuất.

Một số công nghệ đo lường chất lượng nước

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm. Suốt 5 năm qua, các công ty tại Indonesia đã phát triển và ứng dụng một số thiết bị đo lường với giá thành phải chăng để phân tích và đưa ra các đề xuất hợp lý.

Một trong những startup tiên phong trong lĩnh vực này là Jala. Được thành lập vào năm 2015, đơn vị này cung cấp các thiết bị có thể đo đồng thời nhiệt độ, DO, pH và độ mặn. Tiếp đến là AquaEasy của công ty đa quốc gia Bosch, đã xuất hiện. Cả hai đều có 3 điểm mạnh chính là cảm biến, phần mềm và phân tích bằng thuật toán.

Thiết bị nuôi tômHỗ trợ người nuôi tôm được tiếp cận với nhiều cải tiến công nghệ để đảm bảo quản lý chất lượng nước tốt. Ảnh: Tép Bạc

Đối với các thiết bị đo lường, phần cảm biến là chìa khóa để kiểm tra chất lượng nước một cách chính xác. Sau đó mới đến chương trình ứng dụng hoặc trang web lưu trữ dữ liệu đo lường. Trong quá trình này, internet đóng vai trò truyền dữ liệu từ thiết bị lên đám mây hoặc máy chủ một cách nhanh chóng. Điều cho phép dữ liệu dễ dàng được ghi lại. Phần cuối cùng liên quan đến việc xử lý và phân tích dữ liệu, sau đó đưa ra các khuyến nghị điều trị dựa trên kết quả.

Các chủ trại nuôi tôm rất hào hứng sử dụng ứng dụng phân tích chất lượng nước này. Vì đây là cách hiệu quả để theo dõi các điều kiện trang trại thông qua thiết bị điện tử thông minh mà họ muốn.

Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng đa dạng của từng nông dân Indonesia. Đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thiết lập chính xác, sản phẩm nào tương thích về mặt kỹ thuật và kinh doanh. Một thách thức khác là độ tin cậy của thiết bị, điều này đặc biệt khó khăn vì chúng thường được sử dụng trong các ao nước mặn và ấm. Vì vậy, các doanh nghiệp đang dựa vào các nhà sản xuất nước ngoài để sản xuất các công cụ của họ.

Testkit giai đoạn chuyển tiếp

Startup FisTx đã thực hiện một cách tiếp cận khác. Thay vì phát triển một thiết bị dựa trên cảm biến và IoT, thì FisTx thực sự đã tạo ra một bộ kiểm tra kiểm tra nước kiểu cũ. Bộ test kit được đánh giá là dễ được nông dân chấp nhận và sử dụng hơn trong khi vẫn đơn giản hóa quy trình đo lường chất lượng nước.

Một trong những sản phẩm của FisTx có thể đo 10 thông số hóa học (tổng độ kiềm, pH, tổng độ cứng, nitrat, nitrit, canxi, kalium, gốc cacbonat, hidrocacbonat, hidro lưu huỳnh và magie) cùng một lúc. Ngoài ra, còn có một bộ bổ sung cho amoniac và phốt phát.

FisTxFisTx sản xuất bộ kit kiểm tra 10 thông số chất lượng nước bằng hóa chất. Ảnh: thefishsite.com

Để điều chỉnh theo xu hướng, FisTx cũng đã thiết kế một ứng dụng để phân tích sự tương tác giữa các tham số được kiểm tra. Trong tính năng này, Wibisono sử dụng một thuật toán dựa trên nguyên tắc tính toán của chuyên gia chất lượng nước, Claude E Boyd.

Giải pháp đồng nhất các thông số chất lượng nước

Với rất nhiều thông số kiểm tra chất lượng nước cần xem xét. Đòi hỏi phải có nhiều biện pháp khác nhau để giảm thiểu sự dao động của chúng. Trong tương lai, các khuyến nghị mà ứng dụng đưa ra có thể đề cập trực tiếp đến tên của nguyên liệu và liều lượng của nó, để người nuôi tôm có thể đưa ra quyết định một cách hiệu quả.

Đây cũng chính là cơ hội để các công ty Startup tạo ra các sản phẩm khác và Jala đã sản xuất máy tạo bọt khí siêu nhỏ để giữ oxy ở mức tối ưu, trong khi FisTx cung cấp men vi sinh và chất khử trùng nano để xử lý nước ao khi cần thiết.

Việc thay đổi suy nghĩ của nông dân về quản lý chất lượng nước ở Indonesia sẽ là một quá trình lâu dài, do tính chất đa dạng của nông dân và mức độ chấp nhận công nghệ mới của họ cũng khác nhau. Tuy nhiên, quản lý chất lượng nước tinh vi chắc chắn sẽ là một điều cần thiết để sản xuất tôm có lợi nhuận và năng suất trong tương lai. Việc đo lường và đề xuất chất lượng nước nhanh chóng và chính xác có thể mang lại sự tự tin cho các nhà quản lý ao nuôi trong các quyết định hàng ngày của họ.

Theo The Fish Site

Đăng ngày 15/08/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 05:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 05:45 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 05:45 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 05:45 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 05:45 26/11/2024
Some text some message..