Nắng nóng, thiếu nước khiến người nuôi tôm thiệt hại nặng

Hiện tượng nắng nóng kéo dài, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, thiếu ôxy là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tôm chết. Tình trạng thiếu nước do các con kênh bồi lắng cũng là nguyên nhân khiến người dân treo ao.

Thi công cống
Hệ thống cống đang thi công khiến thiếu nước cho người nuôi tôm tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Treo ao vì thiếu nước, nắng nóng

Theo phản ánh của nhiều hộ dân sống dọc tuyến đê biển (đoạn từ xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu đến xã Vĩnh Hậu A - huyện Hòa Bình), gần 2 tháng nay, do thiếu nước phục vụ sản xuất nên nhiều hộ nuôi tôm đành phải treo ao hoặc chỉ dám nuôi cầm chừng.

Người nuôi tôm ở khu vực dọc tuyến cống Duyên Hải 1 đến cống Chiên Túp 2 (TP Bạc Liêu), gần 2 tháng nay, việc lấy nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao gặp nhiều khó khăn, tôm nuôi của nhiều hộ bị chết nên bà con phải treo ao.

Nguyên nhân là trong quá trình thi công các cống ngăn triều nằm dọc theo tuyến này, các nhà thầu đã cho nắn dòng chảy, tạo các đường vòng dẫn nước.

Tuy nhiên, khoảng 2 tháng nay, để “tiện” cho việc phục vụ thi công phần nền đáy các cống nên phía đơn bị thi công đã cho đắp bít lại dòng chảy ở đoạn cống Duyên Hải 1, khiến cho nguồn dẫn vào phía các vuông nuôi tôm của người dân bị cắt đứt.

Mặt khác, do các cống ngăn triều thi, chậm tiến độ nên các đường dẫn nước tạm hiện đã bị bồi lắng nghiêm trọng. Nhiều đoạn trước đây nguồn nước chảy rất mạnh, lòng kênh sâu, thì nay nhìn chẳng khác gì những dòng kênh chết với lòng kênh bị teo tóp, rộng chỉ còn không quá 1 m.

KênhMột con kênh nội đồng đã kiệt nước vùng ven biển Bạc Liêu khiến người nuôi tôm gặp khó. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Cao Thành Văn, hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Trạch Đông, chia sẻ: “Khoảng 2 tháng nay, khu vực này gần như không có nước để lấy vào ao lắng lọc, nuôi tôm.

Nếu tình hình này cứ kéo dài thì không chỉ những hộ nuôi tôm mà nhiều bà con sinh sống trong vùng này cũng không biết làm gì để kiếm sống, vì nguồn nước không có thì nuôi con gì được bây giờ. Tôi mong các cấp có thẩm quyền cần sớm xử lý dứt điểm tình trạng này để người dân yên tâm sản xuất”.

Trường hợp tương tự cũng xảy ra với nhiều hộ nuôi tôm nằm dọc theo các tuyến kênh đầu nguồn như kênh 7, kênh 12 (huyện Hòa Bình).

Hiện đang vào cao điểm mùa khô, với nền nhiệt trong ngày thường khá cao. Trong điều kiện thời tiết như hiện tại, bà con nuôi tôm thường để mực nước trong ao nuôi khá cao, vừa giúp tôm giảm nóng vừa kiểm soát tốt các thông số môi trường. Do đó, cần một lượng nước dồi dào để đáp ứng quy trình sản xuất.

Mặt khác, do những con đập tạm đã được đắp khá lâu, cộng với lượng phù sa liên tục bồi lắng do dòng chảy không lưu thông, kéo theo nhiều trục kênh nhánh cũng bị bồi lắng, lượng bùn nhão xuất hiện dày đặc nên rất khó cho người nuôi tôm trong việc lấy nước phục vụ sản xuất.

Khẩn trương tìm cách khắc phục

Sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu do ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở làm trưởng đoàn đã có buổi đi kiểm tra thực tế công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất trên địa bàn TP Bạc Liêu.

Qua kiểm tra thực tế cho thấy, nhiều đoạn kênh dẫn nước đầu nguồn phục vụ cho hàng ngàn héc-ta vùng nuôi trồng thủy sản của các hộ dân nằm phía đồng chạy dài từ cống Duyên Hải 1 đến cống Chiên Túp 2 hiện đang bị thiếu nước sản xuất khá nghiêm trọng.

Để khắc phục tình trạng trên, ông Lưu Hoàng Ly đã chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc Sở phối hợp với các bên có liên quan nhanh chóng khơi thông dòng chảy ở những điểm nghẽn, tiến hành nạo vét các đoạn kênh bị bồi lắng.

KênhHệ thống kênh thủy lợi quá nhỏ khiến cung cấp nước không đủ cho người nuôi tôm tại vùng ven biển Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Đồng thời, yêu cầu phía đơn vị thi công các cống ngăn triều cần đẩy nhanh tiến độ thi công, phải đảm bảo lưu thông nguồn nước trong quá trình thực hiện công trình, trách gây ách tắc, ảnh hưởng đến việc lấy nước, xả nước của người dân.

Ông Lưu Hoàng Ly nhấn mạnh: “Các đơn vị có liên quan của Sở phải nhanh chóng vào cuộc để gỡ khó cho người dân. Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, việc thiếu nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của bà con.

Nếu trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc gì thì báo ngay với lãnh đạo Sở để có hướng giải quyết kịp thời, đảm bảo nguồn nước được lưu thông trong thời gian sớm nhất”.

Không chỉ các kênh dẫn nước đầu nguồn mà hầu hết các kênh nội đồng dọc theo tuyến này hiện nay cũng bị bồi lắng rất nhiều.

Bên cạnh đó, một số hộ nuôi tôm không quan tâm đến việc giữ gìn môi trường chung, khi tôm nuôi chết và cải tạo ao vuông đã xả trực tiếp ra các tuyến kênh cấp, dẫn nước dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Báo Lao Động
Đăng ngày 24/04/2023
Nhật Hồ
Môi trường

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 09:55 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 09:55 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:55 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:55 15/01/2025
Some text some message..