Nano-SiO2 làm giảm sự lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh EMS trên tôm

Vi khuẩn bùng phát, ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm hạt nhân và lạm dụng kháng sinh trong môi trường biển đã đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của cá biển, tôm và động vật có vỏ. Sự xuất hiện của mầm bệnh và vi khuẩn kháng lại các chất kháng khuẩn đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, tức là chúng ta cần gấp những chất kháng khuẩn mới và hiệu quả hơn.

mô hình thí nghiệm
Bột Nano-SiO2 là một vật liệu hóa học vô cơ, thường gọi là “carbon đen trắng siêu mịn”.

Chúng ta đều biết các hạt nano (NP) kim loại có tác dụng kháng khuẩn và có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự kháng thuốc của vi sinh vật. Do đó, nghiên cứu này đánh giá tác động của Nano-SiO2 đối với bốn tác nhân gây bệnh phổ biến trên tôm: Vibrio vulnificus, V.parahaemolyticus, V.anguillarum Edwardsiella tarda. Bột Nano-SiO2 là một vật liệu hóa học vô cơ, thường gọi là “carbon đen trắng siêu mịn” kích thước trung bình 20-60 nm có thể lên đến 100 nm, không độc, không vị và không ô nhiễm. 

1. Ảnh hưởng của nano-SiO2 đến sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh

NP có thể liên kết với bề mặt vi khuẩn và làm hỏng thành tế bào của vi khuẩn do đó làm chết vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu này cho thấy nồng độ Nano-SiO2 khác nhau có thể ức chế hoặc thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Ở nồng độ 0,1; 100; 0,01 và 0,1 mg/mL Nano-SiO2 có tác dụng ức chế cao đối với sự phát triển của E.tarda, V.parahaemolyticus, V.vulnificus V.anguillarum, tương ứng. Khi nồng độ Nano-SiO2 tăng lên thì tác dụng kháng khuẩn của nó cũng tăng lên.

Điều này tương tự như tác dụng kháng khuẩn của các NP bạc (AgNPs) được tổng hợp từ gáo dừa đã được báo cáo trước đây. Nồng độ 0,1 mg/L Nano-SiO2 có tác dụng ức chế sự phát triển của V.anguillarum là mạnh nhất nhưng nồng độ Nano-SiO2 tăng lên thì tác dụng ức chế không rõ ràng. Tuy nhiên, nhìn chung việc bổ sung Nano-SiO2 có tác dụng ức chế V.anguillarum. 

2. Ảnh hưởng của nano-SiO2 đến polysaccharide của vi khuẩn

Chitosan là dạng chitin đã khử oxy hóa. Chitosan không độc hại, tương hợp sinh học, kháng khuẩn và phân hủy sinh học, được ứng dụng trong y sinh, kỹ thuật mô, chữa lành vết thương, băng bó vết thương và các lĩnh vực khác. Sự kết hợp giữa nano silica và chitosan có thể tăng cường khả năng kháng vi sinh vật của lớp màng bao.

Kết quả thí nghiệm cho thấy Nano-SiO2 có thể thay đổi tính chất hấp phụ của polysaccharide chitosan, do đó nó có thể ảnh hưởng nhất định đến khả năng ghép của chitosan. Kết quả này tương tự như kết quả của Zeng và cộng sự, 2012, rằng chức năng sinh học của polysaccharid có thể bị giảm khi liên kết với NP.

thí nghiệm
(a) Sự hình thành polysaccharide chitosan, (b) so sánh trọng lượng của polysaccharide chitosan. Nhóm1: đối chứng; Nhóm 2: nano-SiO2+H2O2; Nhóm 3: nano-SiO2+UV; Nhóm 4: nano-SiO2+ H2O2+UV.

Sự hình thành polysaccharide được quan sát thấy ở tất cả các nhóm ngoại trừ nhóm thứ tư đối với mỗi vi khuẩn. Tuy nhiên, sau vài giờ chỉ có chất keo trong nhóm đối chứng là ổn định, trong khi ở các nhóm còn lại chuyển sang trạng thái lỏng. Do đó, Nano-SiO2 có thể làm giảm sự hấp phụ polysaccharide. 

3. Ảnh hưởng của nano-SiO2 lên DNA của vi khuẩn

Công nghệ quang xúc tác là một trong những công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất để loại bỏ chất ô nhiễm khỏi môi trường, và chiếu xạ UV + H2O2  là một quá trình oxy hóa tiên tiến đầy hứa hẹn để kiểm soát ô nhiễm nước uống và các thiết bị tái sử dụng. Guo và cộng sự. (2017) đã sử dụng khả năng quang xúc tác của TiO2 với việc bổ sung H2O2  để cải thiện hiệu quả loại bỏ vi khuẩn kháng kháng sinh bất hoạt và các gen kháng kháng sinh. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy sự kết hợp này có tác dụng kháng khuẩn.

Trong nghiên cứu này H2O2 có thể phân hủy DNA ngay cả ở nồng độ thấp. Tuy nhiên, chiếu tia UV có thể nối DNA thành các đoạn nhỏ hơn và phân tán các đoạn này tốt hơn nhiều so với H2O2. Sau khi bổ sung Nano-SiO2 nồng độ thấp, chúng tôi nhận thấy rằng một mình H2O2 không gây hại đáng kể cho DNA. Vì trên lý thuyết, Nano-SiO2 là vật liệu chống tia cực tím nên hoạt động kết hợp của nó với tia UV có thể làm chậm quá trình hư hỏng DNA. Nano-SiO2 có thể nối DNA thành từng đoạn ở một mức độ nhất định và phá hủy cấu trúc DNA.

Trong thí nghiệm này, kết quả điện di cho thấy các dải DNA phân tán một phần hoặc hoàn toàn. Tuy nhiên, thiệt hại rõ ràng nhất dưới tác động kết hợp của chiếu xạ UV và H2O2. Nói cách khác, nếu phương pháp khử trùng bằng tia UV hoặc bằng H2O2 truyền thống không hiệu quả và cần liều lượng lớn, thì việc thêm một số Nano-SiO2 có thể làm tăng tác dụng. 

4. Ức chế các gen gây bệnh của vi khuẩn

Tlh, trh tdh là gen độc lực của V.parahaemolyticus và chúng thường được theo dõi khả năng gây bệnh của vi khuẩn.

Kết quả cho thấy Nano-SiO2 làm giảm sự lây nhiễm của V.parahaemolyticus bằng cách ức chế sự biểu hiện của các gen gây bệnh tlh, trh tdhV.parahaemolyticus.

5. Cải thiện tỷ lệ sống của tôm nhiễm V.parahaemolyticus

Các tiêu chí đánh giá tôm bệnh bao gồm: rụng vỏ, di chuyển chậm, xói mòn đuôi, xói mòn tắc nghẽn tuyến mang và chết - tất cả đều là những biểu hiện điển hình nhất của nhiễm V.parahaemolyticus ở tôm cá. Kết quả chỉ ra rằng trong môi trường nuôi chỉ có vi khuẩn và H2O2, tỷ lệ tôm chết do nhiễm bệnh tăng lên một cách tuyến tính. Trong khi tỷ lệ sống cuối cùng của lô thí nghiệm với Nano-SiO2 đạt 50%, chứng tỏ Nano-SiO2 ức chế V.parahaemolyticus.

thí nghiệm
a: Môi trường thực nghiệm; b: Tỷ lệ chết của tôm nhiễm V.parahaemolyticus. (Nhóm thí nghiệm 1: V.parahaemolyticus, 1 mM H2O2; Nhóm thí nghiệm 2: V.parahaemolyticus, Nano-SiO2 và 1 mM H2O2)

Kết luận, Nano-SiO2 có tác dụng ức chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn, nhưng nồng độ ức chế tối đa của nó không hoàn toàn tương quan với nồng độ Nano-SiO2. Các hạt rắn Nano-SiO2 khi được sử dụng làm vật liệu nano, nên được biến đổi để tạo ra trạng thái keo hoặc trạng thái huyền phù để phân tán đồng đều hơn. Kết quả khả quan ở nhóm được bổ sung Nano-SiO2 với tỷ lệ sống đạt 50% ở tôm nhiễm V.parahaemolyticus. Do đó, Nano-SiO2 có thể ức chế V.parahaemolyticus và cải thiện tỷ lệ sống của tôm.

Nguồn tham khảo: JieHu, CangWang, HangtianZu, ZaixiFang, HaolongZhou, JunlanZhou, ShujunWang, MingshengLyu. Nano-SiO2 inhibits the marine aquatic pathogen Vibrio parahaemolyticus, ScienceDirect, Aquaculture Report, 04/2022.

Đăng ngày 23/02/2022
Sương Phạm @suong-pham
Dịch bệnh

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 23:17 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 23:17 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 23:17 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 23:17 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 23:17 26/11/2024
Some text some message..