Ngăn chặn “đại thảm họa” cho tôm hùm

“Nếu không tiến hành quy hoạch chi tiết và quản lý nghiêm ngặt vùng nuôi, Phú Yên khó tránh khỏi khả năng xảy ra “đại thảm họa” về môi trường, dịch bệnh ở các vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là vùng nuôi tôm hùm”

Ngăn chặn “đại thảm họa” cho tôm hùm
Hình minh họa. Nguồn Internet

Đó là nhấn mạnh của Ông Lương Minh Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên, tại hội thảo “Giải pháp quy hoạch chi tiết và quản lý nuôi tôm hùm bền vững” do UBND tỉnh Phú Yên với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa phối hợp tổ chức.

Vùng nuôi không an toàn

Chỉ riêng hai tháng 5 và 6 vừa qua, vùng nuôi tôm hùm vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, đã trải qua 2 đợt dịch bệnh khiến cho hơn 2, 3 triệu con tôm hùm bị chết, thiệt hại gần 700 tỉ đồng, hàng trăm hộ nuôi tôm bỗng chốc trắng tay. Trước những biến cố đối với nghề tôm hùm, tỉnh Phú Yên đã kiến nghị Bộ NN&PTNT huy động các nhà khoa học vào cuộc, cùng tham gia tháo gỡ.

Tại tỉnh Phú Yên, vùng nuôi tôm hùm lớn nhất cả nước, từ năm 1990 đến nay, bình quân số lồng nuôi tôm hùm tăng 11%/năm, sản lượng nuôi tăng 14%/năm. Nguồn thu từ tôm hùm đạt khoảng 1.020 tỉ đồng/năm, chiếm 1/3 ngân sách tỉnh. Những năm được mùa, được giá, người nuôi có lãi gấp 2-4 lần so với số vốn bỏ ra. Không ít người đã trở thành tỉ phú nhờ nuôi tôm hùm, trong đó tập trung nhiều nhất ở thị xã Sông Cầu.

Tuy nhiên, do lợi nhuận lớn từ nghề này, những năm gần đây, người dân tự phát đua nhau đầu tư thêm lồng bè, ào ạt thả nuôi với mật độ lồng cao, có nơi là 75 lồng/ha (theo quy định chỉ 30 đến 60 lồng/ha), mật độ thả nuôi đến 100 con/lồng, tăng gấp 2 lần so với quy định (50 con/lồng).

Theo Sở NN&PTNT Phú Yên, tình hình tôm hùm nuôi bị dịch bệnh, thiệt hại có chiều hướng tăng mạnh từ năm 2014 đến nay. Đặc biệt, số tôm hùm ở thị xã Sông Cầu bị thiệt hại trong tháng 6-2017 đã gấp hơn 95 lần so với năm 2016 và hơn 14 lần so với năm 2014.

Đại thảm họa tôm hùm, môi trường nuôi tôm, vùng nuôi, tôm hùm

Tôm hùm bị dịch bệnh chết được người dân vớt “bán đổ, bán tháo”. Ảnh: Phương Oanh

Tại hội thảo, PGS-TS Nguyễn Phú Hòa (Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh) cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tôm hùm liên tục bị dịch bệnh chết hàng loạt là do ý thức cộng đồng người nuôi trong việc bảo vệ môi trường chưa cao, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

PGS-TS Nguyễn Phú Hòa nói: “Tôi kinh hoàng khi chứng kiến tình trạng chất thải tại vịnh Xuân Đài (Sông Cầu). Mỗi ngày, có từ 15 đến 20 xe Container với khoảng 400 tấn thức ăn tươi sống nuôi tôm hùm đổ xuống các vùng nuôi ở tỉnh Phú Yên. Cùng với đó có hàng trăm chất thải đủ loại từ các nhà bè, các hồ nuôi tôm thẻ chân trắng, chất thải sinh hoạt từ khu dân cư xả thẳng ra biển. Chất thải này tích tụ từ hàng chục năm qua, tạo điều kiện tảo độc phát triển. Lớp bùn độc ấy khi bị bục vỡ, đảo trộn trong nước thì không con gì sống nổi!”.

TS Võ Văn Nha, Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Trung (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) cũng cho rằng, cùng với tình trạng vùng nuôi bị ô nhiễm nặng thì thời tiết bất thường, mưa giông lớn kéo dài giữa mùa hè nắng nóng, khiến tầng đáy bị xáo trộn là nguyên nhân làm tôm bị sốc, bị suy yếu, các loại mầm bệnh phát triển mạnh.

Ngư dân Trần Minh Phương, Tổ trưởng cộng đồng nuôi tôm xã Xuân Cảnh (Sông Cầu) bày tỏ: “Tâm lý ngư dân thấy có lợi thì đổ xô, trước mắt cứ cố đua nhau làm để kiếm ăn, dù biết khó tránh mối nguy hại liền sau đó. Lớp lớp lồng bè đặt ken cứng nằm dưới, chỉ nhìn trên mặt nước, khó có thể biết dưới đó có bao nhiêu lồng, bao nhiêu con tôm hùm. Tôi tha thiết đề nghị chính quyền và các nhà khoa học nghiên cứu đưa ra quy hoạch, có biện pháp quản lý chặt môi trường nuôi thủy sản”.

Đại thảm họa tôm hùm, môi trường nuôi tôm, vùng nuôi, tôm hùm, tôm hùm Phú Yên
Trên vùng nuôi tôm hùm ở đầm Cù Mông, thị xã Sông Cầu, người dân đưa lồng tôm lên bờ vệ sinh chuẩn bị vụ nuôi mới. Ảnh: Phương Oanh

Hướng phát triển bền vững

Ông Lương Minh Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, nghề nuôi tôm hùm mang lại giá trị kinh tế cao, con tôm hùm đã giúp cho người nông dân nhiều vùng quê ven biển của Phú Yên vượt nghèo, cuộc sống phát triển nhanh với cơ ngơi, nhà cửa khang trang. Tuy nhiên, thực tế đã lộ nhiều bất cập từ công tác quy hoạch, quản lý vùng nuôi này.

Tại hội thảo, cùng với việc hướng dẫn cho người nuôi về biện pháp “cấp cứu” cho tôm trong tình huống khẩn, PGS, TS Nguyễn Phú Hòa cũng lưu ý, về lâu dài, Phú Yên phải có khảo sát, điều tra, nghiên cứu để tiến tới quy hoạch chi tiết vùng nuôi. “Trên cơ sở tính toán tốc độ đẩy lượng tồn dư thức ăn và nguồn xả thải để phân bổ vùng nuôi, đưa ra mật độ nuôi phù hợp, giảm thiểu ô nhiễm” - TS Hòa giải thích.

TS Hòa cũng đề xuất, người nuôi cần đầu tư thiết bị quan trắc để cảnh báo oxy, nhiệt độ, độ mặn để có giải pháp ứng phó kịp thời. Mặt khác, chính quyền tỉnh cần kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu mua gom sử dụng vỏ ốc, sò, tôm hùm... để góp phần giảm thiểu ô nhiễm chất thải, tăng thêm thu nhập cho ngư dân.

Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, để nghề nuôi tôm hùm phát triển bền vững, hiện, tỉnh Phú Yên đặt ra yêu cầu không phát sinh thêm hộ nuôi, lồng bè mới, tạm thời phân vùng mặt nước, sắp xếp lại lồng bè nuôi hợp lý dựa trên quy hoạch tổng thể theo quyết định của Bộ NN&PTNT. “Tỉnh đang đặt hàng các nhà khoa học vào cuộc mạnh mẽ để nghiên cứu, sớm xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nuôi, có biện pháp kiểm soát nguồn tôm giống. Giao cho địa phương quản lý chặt chẽ lồng bè và có biện pháp xử lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời, nghiêm cấm việc tự ý cắm cọc tre, treo lốp xe... để nuôi hàu” - Ông Thế quả quyết.

Theo TS Võ Văn Nha, trong tương lai, khi tôm hùm “vào cửa” xuất khẩu chính ngạch, vấn đề an toàn vệ sinh sản phẩm tôm hùm sẽ là “rào cản” thương mại. Do vậy, giám sát tôm hùm không bị dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi là yêu cầu hàng đầu. “Để đáp ứng được yêu cầu trên, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã nghiên cứu cho ra một số mô hình nuôi tôm hùm khép kín như: Nuôi tôm hùm trong bể, nuôi tôm hùm công nghệ cao. Hiện, các phương pháp này vẫn đang được thử nghiệm trước khi chuyển giao cho bà con nông dân” - TS Nha giới thiệu.

Báo Biên Phòng
Đăng ngày 29/08/2017
Phương Oanh
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 12:39 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 12:39 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 12:39 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 12:39 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 12:39 27/12/2024
Some text some message..