Ngành Thủy sản: Lúng túng với vấn đề cũ!

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn đang đà tăng trưởng nhưng giá trị chưa cao. Không ít lô hàng bị cảnh báo về tồn dư thuốc kháng sinh trong sản phẩm. Đây không phải vấn đề mới nhưng luôn là trở ngại, thách thức lớn, gây khó khăn, lúng túng cho công tác tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản...

Ngành Thủy sản: Lúng túng với vấn đề cũ!
Nhiều lô hàng thủy sản bị trả về do tồn dư chất cấm, kháng sinh. Hình minh họa

Tự làm khó mình

Theo Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ NN& PTNT), giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt từ 6,5 đến 7 tỷ USD/năm, nhưng hiện vẫn có 20% số lô hàng bị cảnh báo về mất an toàn thực phẩm, nhất là sự tồn dư hóa chất kháng sinh. Mỗi năm, số lượng thủy sản bị trả về gây thiệt hại khoảng 14 triệu USD. Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản cho biết: Các lô hàng bị cảnh báo về chất lượng đều bắt nguồn từ khâu nuôi trồng, khi người dân chưa tuân thủ nghiêm quy định về thời gian ngừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi thu hoạch hoặc lạm dụng kháng sinh trong quá trình nuôi trồng.

Không chỉ có chất kháng sinh, nhiều cơ sở nuôi còn bơm tạp chất vào tôm "Từ 1kg tôm sau khi bơm tạp chất sẽ tăng lên từ 1,2 đến 1,3kg. Thủy sản sau khi bị bơm tạp chất dễ bị nhiễm vi sinh, vi khuẩn E.Coli, Samonella... ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm" - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Ngọc Oai cho biết.

Trước thực trạng này, các nước nhập khẩu đã gia tăng rào cản kỹ thuật, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Cà Mau) Lê Văn Quang cho biết, hiện nay, một số nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu kỹ thuật như: Đăng ký ghi nhãn, xác nhận chế độ xử lý nhiệt, nguồn gốc bột trứng trong sản phẩm thủy sản chế biến sẵn... gây khó khăn về thời gian, thủ tục cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tăng cường kiểm soát sử dụng hóa chất, kháng sinh

Theo Phó Cục trưởng Cục Thú y Dương Tiến Thể, nhằm ngăn chặn tình trạng tồn dư kháng sinh trong thủy sản, các tỉnh, thành phố cần quy hoạch vùng nuôi tập trung, kiểm soát chặt chẽ chất lượng từ khâu nuôi trồng đến chế biến; các ngành chức năng định kỳ lấy mẫu nước, mẫu thủy sản ở vùng nuôi để xét nghiệm, kiểm tra dư lượng kháng sinh tại các đơn vị chức năng. Các địa phương cũng cần khuyến khích người dân nuôi theo quy trình thực hành tốt VietGAP, tuân thủ nghiêm ngặt thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý.

Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, cần xây dựng chương trình quản lý chất lượng phù hợp, đáp ứng quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu về ghi nhãn, hóa chất kháng sinh, vi sinh vật, phụ gia… tránh gây thiệt hại nếu bị trả lại. Mặt khác, tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu và dư lượng hóa chất, kháng sinh trong nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản khi xuất khẩu và tháo gỡ khó khăn ở thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, Nhật Bản…, Thứ trưởng Bộ NN& PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, các đơn vị của Bộ cần giám sát, cảnh báo sớm dịch bệnh trên thủy sản để kịp thời hướng dẫn người nuôi phòng trị bệnh hiệu quả, không sử dụng chất cấm. Giám sát tồn dư hóa chất kháng sinh trong thủy sản nuôi để kịp thời phát hiện, cảnh báo và truy xuất; xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm quy định về tồn dư hóa chất kháng sinh; theo dõi, cập nhật tình hình lô hàng bị cảnh báo hóa chất kháng sinh nhằm giúp doanh nghiệp các biện pháp kiểm soát phù hợp.

Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, Cục Thú y… phối hợp với các bộ: Y tế, Công Thương... kiểm soát chặt chẽ hóa chất kháng sinh nhập khẩu sử dụng trong y tế, công nghiệp nhưng bị cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản. Các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT cần phối hợp với Bộ Công an thu thập thông tin, điều tra, triệt phá dứt điểm các đường dây thuốc thú y ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.

Báo Hà Nội Mới
Đăng ngày 30/06/2017
Ngọc Quỳnh
Kinh tế

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 14:54 03/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 14:54 03/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 14:54 03/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 14:54 03/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 14:54 03/05/2024