Ngao chết trắng đầm, hàng chục tỷ đồng trôi theo nước

Sau 6 tháng (từ tháng 10.2015 đến hôm qua 7.4.2016), toàn bộ hơn 200ha nuôi nghêu, ngao của người dân xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã chết trắng các khu đầm. Tiếc của mà không biết làm gì để cứu ngao, người nuôi chỉ còn khóc ròng, than trời...

ngao chết
Nông dân xã Quảng Minh thu gom ngao chết để đổ bỏ.  ảnh: H.A.T

Nước mắt trên đầm ngao

Mất khoảng hơn 1 giờ vượt qua cung đường đất yếu, lầy lội của bãi triều cạn chạy thẳng ra phía biển dài gần 2km, chiếc xe máy của phóng viên NTNN mới ra được đến vị trí nuôi ngao gần nhất của người dân xã Quảng Minh.

Tiết trời u ám nhưng phóng tầm mắt ra xa, chúng tôi vẫn thấy rõ những thân ngao tách đôi phơi lớp vỏ bên trong trắng sáng, nằm trải rộng trên những mảnh đầm được phân định bằng đường lưới vây. 10 đầm trắng xóa, 20 đầm trắng xóa… và không đếm xuể những đầm ngao chết do kéo dài ra phía chân trời. Ngao chết bốc lên mùi khó chịu tỏa rộng, nhưng những người dân vẫn chung tay cùng nhau đến từng đầm thu dọn vỏ ngao để cải tạo đầm.

“Hôm nay đường ra nơi nuôi trồng ngao nhanh hơn bình thường  nửa tiếng là do đường đi được trải thảm bằng hàng trăm tấn vỏ ngao chết được người dân lấy nhặt từ đầm nuôi của mình ra đổ nên tránh được bị trơn trượt” - đó là nhưng lời chua xót của  ông Bùi Văn Toàn - Chủ nhiệm Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản xã Quảng Minh.

Ông Toàn cho biết: Hiện tượng ngao chết xuất hiện từ tháng 10.2015 kéo dài đến nay, toàn bộ diện tích nuôi trồng ngao của xã Quảng Minh rộng gần 200ha giờ đã mất trắng.

Đúng vào thời điểm này cách đây tròn 4 năm, tại khu đầm nuôi ngao này người dân ở đây rơi vào tình cảnh khốn khổ khi chính quyền xã Quảng Minh tự ý tổ chức cưỡng chế phá bãi ngao của người dân. Sau những phản ánh của Báo NTNN, UBND huyện Hải Hà đã vào cuộc xử lý, quyền lợi của người dân được đảm bảo khi quy hoạch vùng nuôi được phân định rõ ràng cho các hộ. Những tưởng sau sóng gió, bình yên sẽ đến với người dân nơi đây, thì nay họa lại giáng xuống khiến họ rơi vào tình cảnh trắng tay.

Nghe hỏi “gia đình chị thiệt hại lớn không”- chị Vũ Thị Thạch sụt sùi: “Nhà báo nhìn vào đầm là hiểu thôi. Ngao chết kéo dài nên vài tháng nay, ngày nào tôi cũng ra đầm vớt vỏ ngao nhưng vẫn không hết. Toàn bộ tài sản kèm vay mượn đổ hết xuống đầm, giờ trở thành đầm chết, tôi không biết lấy gì cho cuộc sống ngày mai”.

Ngao chết do phó mặc cho tự nhiên

Qua tìm hiểu của phóng viên, các hộ nuôi ngao tự mua con giống kích cỡ khoảng 500 - 600 con/kg, chủ yếu từ Nam Định về thả, nên không được kiểm dịch, không được xét nghiệm các bệnh nguy hiểm phải công bố dịch trước khi thả nuôi. Mật độ thả nuôi trong các đầm khá dày là trên 500 con/m2. Hiện tượng ngao chết rải rác khởi phát từ xã Quảng Minh vào khoảng tháng 10.2015 rồi lan sang các xã Quảng Điền và Phú Hải. Ngao chết rải rác từ các hộ nuôi vùng thấp triều (gần biển) đến các hộ nuôi cao triều (gần đất liền).

Khi ngao chết người dân không thu dọn vỏ, vệ sinh vùng nuôi dẫn đến vùng nuôi bị ô nhiễm.

Theo thông kê của Phòng NNPTNT Hải Hà, ở 3 xã Quảng Minh, Quảng Điền và Phú Hải diện tích nuôi nhuyễn thể là 416ha. Hiện chỉ có vùng nuôi của xã Quảng Minh nằm trong vùng quy hoạch nuôi nhuyễn thể của huyện với tổng số 84 hộ nuôi, diện tích 176ha. Xã Quảng Điền có 30 hộ nuôi tự phát với diện tích 40ha, xã Phú Hải có diện tích nuôi lớn nhất 200ha nhưng chưa thống kê được số hộ nuôi. Đầu năm 2016, Phòng NNPTNT Hải Hà đã thống kê được diện tích và khối lượng nuôi ngao ước tính thiệt hại từ 50 - 60%. Ngoài nguyên nhân thời tiết rét nên ngao bị yếu, khả năng đào chỗ trú ẩn kém và nuôi quá tuổi không thu hoạch kịp cũng làm ngao chết. Theo kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y cho biết thì ngao chết do nhiễm bệnh ký sinh trùng Perkinsus và vi khuẩn Vibrio.

“Đối với những hộ có ngao chết, cần khẩn trương vệ sinh khu vực nuôi; tích cực vớt ngao chết ra khỏi khu vực nuôi càng xa càng tốt. Tuyệt đối không đổ ngao chết ra vùng cửa sông; tích cực cày xới, phơi bãi và không thả giống sau thời gian tối thiểu 3 - 4 tháng để khôi phục và ổn định môi trường. Đặc biệt, người nuôi ngao trên địa bàn tỉnh cần tuân thủ về mặt kỹ thuật, không thả với mật độ quá cao; thả giống đã qua kiểm dịch và có ý thức cộng đồng trong khu vực nuôi” - ông Nguyễn Văn Công - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ninh.

Dân Việt, 08/04/2016
Đăng ngày 09/04/2016
Anh Tuấn
Dịch bệnh

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 06:54 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 06:54 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 06:54 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 06:54 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 06:54 17/02/2025
Some text some message..