Nghệ An: Hiệu quả của mô hình nuôi tôm theo công nghệ Semi Biofloc

Năm 2018, Trung tâm khuyến nông Nghệ An được bố trí nguồn để triển khai 2 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bằng công nghệ Semi Biofloc tại xã Quỳnh Minh (Quỳnh Lưu) và Diễn Trung (Diễn Châu).

Nghệ An: Hiệu quả của mô hình nuôi tôm theo công nghệ Semi Biofloc
Ảnh: Nghệ An.GOV

Điều kiện để áp dụng quy trình công nghệ nuôi tôm theo Semi Biofloc khá khắt khe, đó là các hộ phải có kinh nghiệm nuôi, đầu tư ban đầu cơ bản, gần giống với điều kiện nuôi VietGap như phải có ao lắng lọc nước, ao nuôi phải có lưới tản nhiệt che mặt ao về mùa hè và ấm vào mùa đông, điều kiện thời tiết quá nóng bức thì ao phải sử dụng quạt nhiều hơn thông thường; quá trình nuôi phải biết lấy mẫu phân tích môi trường nước hàng ngày và dùng các chế phẩm sinh học để duy trì.

Với điều kiện áp dụng ban đầu khá chặt chẽ như vậy nên qua khảo sát, khuyến nông tỉnh và huyện chọn ông Nguyễn Văn Khánh ở thôn 6, xã Quỳnh Minh (Quỳnh Lưu) và ông Hồ Sĩ Tài ở xóm 12, xã Diễn Trung (Diễn Châu) là 2 trong số các hộ nuôi có nhiều kinh nghiệm để triển khai mô hình.

 Sau khi đảm bảo các điều kiện, mô hình ông Nguyễn Văn Khánh ở thôn 3, xã Quỳnh Minh được thả tôm giống từ ngày 5 tháng 4. Trong gần 3 tháng, mô hình đặt dưới sự tư vấn, giám sát trực tiếp từ cán bộ khuyến nông và các nhà cung cấp chế phẩm sinh học, men vi sinh và trách nhiệm của chủ mô hình hình, đến ngày nghiệm thu mô hình (22/6), với 300 ngàn con giống trên 1.500 m2 ao nuôi, sản lượng tôm của mô hình ông Khánh đạt bình quân 45 con/kg, tương đương năng suất trên 30 tấn/ha.

Từ thực tế theo dõi và đánh giá tại hội thảo đầu bờ, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bằng công nghệ Semi biofloc của ông Khánh đã cho những kết quả bước đầu khá khả quan. Đó là tiết kiệm được từ 10-15% chi phí thức ăn so với nuôi truyền thống, mật độ nuôi tôm dày hơn, từ 150-300 con/m2. Với năng suất khoảng từ 25-30 tấn/ha (loại 45 con/kg), với giá hiện nay khoảng 130 ngàn đồng/kg, với chỉ 1.500 m2 ao nuôi nhưng tổng cộng doanh thu đạt 702 triệu đồng. Sau khi trừ đi chi phí 385 triệu đồng, người nuôi có lãi gần gấp 2 lần với 318 triệu đồng.  

Tại hội thảo đầu bờ, ngoài việc tham quan trực tiếp mô hình nuôi của ông Khánh, nhiều hộ nuôi tôm cùng đại diện Hội nông dân các xã có diện tích nuôi tôm trên địa bàn Quỳnh Lưu đã có nhiều câu hỏi về cách thức áp dụng quy trình nuôi biofloc. Mặc dù đây là phương thức, quy trình nuôi mới và khá hiệu quả. Tuy nhiên, để áp dụng và nhân rộng mô hình, nhiều chủ đầm vẫn bày tỏ băn khoăn và kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường quản lý chất lượng con giống bằng cách xác định kích cỡ (Post) chính xác để nuôi ươm dèo; tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm thuốc thú y thủy sản, các chế phẩm men vi sinh vì thực tế sử dụng và hiệu quả không giống với các nhà cung cấp giới thiệu, quảng cáo…

Ông Nguyễn Văn Khánh – chủ mô hình cũng khẳng định việc áp dụng quy trình biofloc vào nuôi tôm thẻ thâm canh không quá khó và nếu đúng quy trình thì người nuôi rất khỏe. Ông cho hay, gia đình có 12 ao nuôi, diện tích 6 ha được đầu tư, cải tạo cơ bản thương hướng VietGap. Trong số 12 ao nuôi, chỉ có 1 ao nuôi theo quy trình biofloc. Thay vì dùng thuốc hoặc hóa chất để xử lý hồ, đối với ao nuôi theo quy trình biofloc, trên cơ sở đo nhiệt độ môi trường nước và độ pH, ông chỉ dùng men vi sinh hợp lý và ao nuôi dèo có lưới che chắn về mùa đông và ao nuôi có lưới tản nhiệt về mùa hè, thường xuyên cập nhật nhiệt độ nước, theo đó nhiệt độ lý tưởng là 30-32 độ và nhiệt độ trên 34 độ thì phải theo dõi; dùng các chế phẩm, men vi sinh rõ nguồn gốc, có uy tín thì sẽ yên tâm.

Nhờ mạnh dạn áp dụng quy trình công nghệ mới này mà ngoài thành công của ao nuôi theo biofloc, ông Khánh còn thành công ở 2 ao nuôi khác, tổng sản lượng tôm thu hoạch đến thời điểm hiện tại đạt 13 tấn, với giá bán bình quân 220 ngàn đồng/kg, doanh thu nuôi hiện tại gần 22 tỷ đồng. 

Ngoài mô hình ông Khánh, hiện mô hình nuôi Semi biofloc của ông Hồ Sĩ Tài ở xóm 12, xã Diễn Trung cũng khá thành công. Mặc dù thả tôm giống muộn hơn so với mô hình ông Khánh gần 1 tháng và đầu tư cơ bản không bằng (ao nuôi ông Tài chưa có lưới tản nhiệt) nhưng kiểm tra hiện tại, sau 2 tháng nuôi, bình quân tôm đã đạt 90 con/kg. Điều đáng nói là trong khi phần lớn diện tích nuôi tôm tại Diễn Trung nói riêng và Diễn Châu nói chung đã thất bại thì mô hình nuôi tôm biofloc của ông Tài đang “trụ” và phát triển được. Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Sĩ Tài cho hay: nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cộng với một chút may mắn, chỉ cần khoảng 15 ngày nữa, bình quân tôm đạt 60 con/kg thì mô hình nuôi biofloc đầu tiên tại Diễn Châu cơ bản thành công và khả năng áp dụng, nhân rộng cho năm sau là rất lớn. 

Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, mặc dù quy trình nuôi tôm thẻ biofloc có nhiều ưu điểm nhưng điều kiện hiện tại không phải vùng đầm và chủ đầm nào cũng áp dụng được. Nguyên nhân là đầu tư ban đầu còn khá lớn và quy trình nuôi khá chặt chẽ. Ngoài việc chuẩn bị ao đầm đủ điều kiện, khi nuôi thì phải tuân thủ mật độ nuôi khoảng 170 con/m2 là phù hợp, khi tôm đạt dưới 60 con/kg thì chủ đầm nên thu tỉa hoặc san thưa để nuôi tôm cỡ lớn hơn; hàng ngày, đánh vi sinh và rỉ mật đường theo tỷ lệ để duy trì biofloc trong suốt quá trình nuôi; phải lắp sục khí để khi biofloc cao trên 2 phải tắt máy sục khí để giảm bloc, ao đầm phải đầu tư hệ thống dàn sục khí đáy và quạt để tránh hiện tượng sập biofloc gây nguy hiểm cho tôm

Ngoài ra, để nuôi hiệu quả, ngoài đầu tư ao lắng, ao nuôi ương dèo giống trước khi thả ra ao lớn và làm dàn mát đồng nghĩa với định suất đầu tư tăng lên, bình quân từ 40-50 triệu đồng/ao diện tích từ 1.200 đến 1.500 m2. Ngoài ra, trên thực tế, việc áp dụng quy trình nuôi hiện nay ở tỉnh ta thực chất là mới là mô hình semi –biofloc, hay còn gọi là chính –floc mà chưa phải là mô hình biofloc chính thống. Vì vậy, về lâu dài, tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ, đầu tư kinh phí để triển khai mô hình trong những năm tiếp theo, theo 2 hướng là mô hình biofloc chính thống và mô hình semi- biofloc, trong đó khuyến nông được tham gia vào công tác quy hoạch, tư vấn giám sát đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi và cơ sở sản xuất giống.

Ông Tạ Quang Sáng – Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông Nghệ An cho biết: đây là những mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh áp dụng quy trình mới biofloc tại Nghệ An. Từ thực tế nuôi thí điểm, các mô hình đang cần tiếp tục được đánh giá, rút kinh nghiệm để đưa ra khuyến cáo cho bà con nhân rộng. Với diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm 90% trong tổng số gần 1.000 ha tôm hiện nay, việc áp dụng công nghệ mới vào nuôi tôm nói chung và công nghệ biofloc nói riêng vào nuôi tôm thẻ thâm canh đang được tỉnh triển khai khá tích cực. Nếu thành công, quy trình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, giảm bớt được rủi ro cho bà con; đồng thời góp phần định hướng các mô hình nuôi tôm thâm canh phát triển theo hướng bền vững, an toàn với môi trường.

TSKN
Đăng ngày 07/08/2018
Nguyễn Hải
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 02:18 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 02:18 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 02:18 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 02:18 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:18 18/11/2024
Some text some message..