Nghề đặt trúm ở rừng U Minh Hạ

Từ bao đời nay, hình ảnh những chiếc xuồng chở đầy trúm len lỏi trên các dòng kênh, con rạch và những cánh đồng đầy cỏ dại đã trở nên quen thuộc với cư dân sống dưới tán rừng tràm U Minh Hạ.

Đầm năng tươi tốt thường có nhiều lươn.
Đầm năng tươi tốt thường có nhiều lươn.

Bí quyết nghề đặt trúm

Trúm thường làm bằng ống tre mạnh tông, dài hơn 1 m, được đục bỏ mắt ở phía trong tạo thành “ống bọng” kín đít, phía miệng ống có chèn hom tre.

Theo kinh nghiệm của những người lớn tuổi, khi mùa mưa chính thức bắt đầu (khoảng tháng 4 - 5 âm lịch), những cánh rừng tràm bạt ngàn tại các huyện U Minh, Trần Văn Thời… nước đã ngập chừng 2 tấc, năn mọc dày và tươi tốt. Đây cũng là lúc lươn bắt đầu “chạy”. Theo đó, cứ độ 2-3 giờ chiều, tại các tuyến kênh xẻ ngang dọc trong rừng tràm, người dân vội vã bơi xuồng ba lá chở đầy trúm túa ra nhiều hướng. Mỗi người dò xét từng đám năn, sau đó là chọn vùng, vạch luồng năn để cố định trúm.

Theo kinh nghiệm của một lão nông có tiếng trong nghề, lươn là loài háu ăn. Để  “dụ” chúng, ngoài kỹ thuật làm trúm thì mồi nhử lươn cũng rất quan trọng. Mồi phổ biến là cua, cá sặc... băm nhuyễn, xào với xác dừa khô, thêm một chút dầu cá, mỡ trâu hoặc lá chanh băm nhỏ để mùi mồi lan tỏa xa cho lươn tìm đến. Điều thú vị hơn nữa là muốn cho lươn "chạy" nhiều thì pha thêm tỏi vào mồi để lươn ăn bị cay, phát ra tiếng kêu như mời gọi đồng loại.

đặt trúm

Lươn bắt được sau mỗi đêm đặt trúm

Kinh nghiệm dân gian cho thấy những chỗ cỏ năn, cỏ lác vàng úa là nơi nước sâu, các loài cá nhỏ tìm đến ăn bả do cỏ hoại ra, lươn cũng nhân cơ hội này tìm đến ăn cá. Chỗ có lươn nhiều nữa là những họng đìa đầy bưng lác, cá tụ tập và lươn đến tìm mồi. Vào những lúc trời mưa to, phải đặt trúm ở các gò cao, vì lươn có thói quen đến vùng đất mới tìm mồi. Hướng gió cũng quyết định việc bắt được lươn nhiều hay ít. Phải đặt miệng trúm xuôi theo chiều gió để hương thơm của mồi theo đó lan rộng ra, dụ lươn chui vào.

Nét sinh hoạt văn hóa

Cứ đến thời điểm giáp năm là gần kề một mùa đặt lươn mới. Người dân bắt đầu nô nức làm trúm, sửa trúm. Nhiều hộ trong xóm thường tụ họp lại, cùng nhau làm mới hoặc sửa trúm "vần công", lần lượt từ người này đến người khác. Tùy theo lượng mưa mà người dân chọn thời gian để bắt đầu làm công việc đặt trúm. Dù bận rộn với việc đồng áng nhưng do biết tranh thủ thời gian nên không ai bị trễ các luồng lươn đầu mùa. Đến thời điểm “xuống trúm” đồng loạt, dưới tán rừng, bìa rừng nhộn nhịp tiếng cười, tiếng nói… Lối sinh hoạt này cứ đều đặn diễn ra, theo chu kỳ gần giống với thời vụ mà người dân gieo cấy hay thu hoạch lúa hằng năm.

Nghề đặt trúm lươn chỉ tạm ngưng khi mực nước trong rừng cạn kiệt vào mùa khô. Trừ khoảng thời gian đó, bất cứ ai cũng có thể tham gia vào công việc này. Nam giới vào rừng đặt trúm lươn, phụ nữ và trẻ em thì bắt nhái, dế, cá con… để làm mồi lươn. Bên mâm cơm chiều hay những buổi tối sum vầy quanh chiếc ti vi, trong câu chuyện gia đình không thể thiếu chuyện “con lươn”, giống như chuyện “con tôm” của nông dân vùng nước mặn. Ở đây, những giai thoại, những câu chuyện kể theo mô típ truyện Bác Ba Phi về con lươn và nghề đặt trúm thường được mọi người chăm chú lắng nghe, nhất là khi ngồi cạnh nồi lẩu lươn nấu mẻ đang bốc khói thơm và chai rượu đế.

Thực tế cho thấy, đầu ra của con lươn khá dễ dàng. Cứ vào mỗi buổi sáng, thương lái dùng xuồng máy đến tận nhà thu mua lươn với mức giá trung bình 100.000 đồng/kg. Thông thường, nếu một người đặt tầm 50 ống trúm, sau một đêm sẽ bắt được từ 2-3 kg lươn. Là nghề phụ nhưng với nguồn lợi thu được khá cao, nghề đặt trúm lươn đã góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống của cư dân vùng rừng U Minh Hạ.

Thanh niên
Đăng ngày 08/11/2012
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 22:31 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 22:31 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 22:31 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:31 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 22:31 02/12/2024
Some text some message..