Nghề lặn thu hoạch sò

Khu vực trồng rong sụn kết hợp nuôi sò lông ở Cồn Chim (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đã lên đến hàng trăm hec-ta. Từ khi nghề này phát triển, hàng chục thợ lặn ở địa phương cũng có công việc ổn định từ việc lặn thu hoạch sò thuê…

lặn sò thuê
Lặn sò thuê tuy rất vất vả nhưng khá an toàn, thu nhập cao

Nghề kéo theo nghề

Năm 2013, một người dân ở tổ dân phố Hòa Do 4, phường Cam Phúc Bắc mày mò thử nghiệm và thành công ngoài mong đợi với việc trồng rong sụn kết hợp nuôi sò lông ở khu vực Cồn Chim. Đến nay, hình thức nuôi trồng này đã trở thành nghề chính mang lại thu nhập cao và ổn định cho hàng trăm hộ trên địa bàn. Mùa thu hoạch rong sụn kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau (âm lịch), trong khi sò lông được thu hoạch liên tục trong năm.

Theo ông Trương Văn Sa Tăng - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Phúc Bắc, ở khu vực Cồn Chim có khoảng 150 hộ làm nghề trồng rong sụn kết hợp nuôi sò lông. Việc phát triển mô hình nuôi trồng kết hợp này không chỉ giúp nhiều hộ vươn lên làm giàu mà còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người dân địa phương, bởi vào vụ thu hoạch rong, mỗi hộ phải thuê gần chục nhân công làm thường xuyên trong 4 tháng. Bên cạnh đó, hơn 50 thợ lặn trên địa bàn cũng có việc làm thường xuyên, cho thu nhập ổn định từ việc lặn thu hoạch sò cho các chủ nuôi.

Vất vả nhưng thu nhập cao

Trước khi bắt đầu một ngày làm việc ngâm mình nhiều giờ liền dưới nước biển, ông Trần Văn Tam (tổ dân phố Hòa Do 4, phường Cam Phúc Bắc) cùng 4 người thợ lặn tập trung trên căn chòi của ông Nguyễn Văn Nhanh để trao đổi công việc. Sau đó, họ xuống ghe chạy về hướng những căn chòi xung quanh; riêng ông Tam ở lại lặn bắt sò cho ông Nhanh. “Nếu sức khoẻ tốt thì nghề này cho thu nhập cũng khá. Cứ mỗi tạ sò bắt lên, thợ lặn được trả 250.000 đồng tiền công. Bình quân mỗi ngày, tôi kiếm được 1 triệu đồng, nhưng phải ngâm mình liên tục khoảng 6 tiếng đồng hồ. Vì tuổi đã lớn, sợ sức khoẻ không đảm bảo nên tôi làm 1 ngày, nghỉ 1 ngày để lấy lại sức”, ông Tam chia sẻ. Theo ông Nhanh, việc lặn bắt sò ở khu vực này không nguy hiểm vì mực nước sâu nhất lúc thủy triều lên chỉ khoảng hơn 3m, trong khi các thợ lặn đều tự trang bị bộ đồ lặn chuyên dụng và được sử dụng máy dưỡng khí do các hộ nuôi đặt ngay trên chòi. Dù vậy, vào những hôm trời mưa, nước lạnh, rất khó tìm được thợ lặn thu hoạch sò; nếu có thuê được thì cũng phải bồi dưỡng thêm 50.000 đồng/tạ sò bắt được để “giữ chân” họ.

Ông Lê Văn Hoàng - Tổ trưởng Tổ liên kết trồng rong, nuôi sò nơi đây cho biết: “Tiền công thu hoạch sò trả cho thợ lặn thường bằng 1/10 giá trị sản phẩm, nhưng tôi thấy xứng đáng vì công việc lặn rất vất vả. Đặc biệt, điều khiến những người nuôi sò như chúng tôi cảm thấy vui và yên tâm nhất là cánh thợ lặn đều rất có trách nhiệm. Trong quá trình lặn thu hoạch sò, họ không chỉ lựa sò đúng kích cỡ mà còn giúp chúng tôi kiểm tra rất kỹ tình hình phát triển của sò cũng như vệ sinh tầng đáy bằng việc thu gom vỏ sò chết”.

Báo Khánh Hòa, 23/10/2016
Đăng ngày 26/10/2016
Nam Anh
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 21:23 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 21:23 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 21:23 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 21:23 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:23 25/12/2024
Some text some message..