Nghề nuôi cá heo đuôi đỏ phất lên như diều tại An Giang

Nhiều hộ dân ở An Giang thời gian gần đây khá lên trông thấy nhờ nuôi cá heo đuôi đỏ. Có những hộ diện tích bè nuôi cá khiêm tốn nhưng vẫn thu lãi trên 300 triệu đồng/năm.

Cá heo đuôi đỏ.
Cá heo đuôi đỏ thịt thơm ngon, béo ngậy nên giá thành khá cao.

Cá heo đuôi đỏ là loài thủy sản nước ngọt với vẻ ngoài bắt mắt, mình cá xanh bóng, đuôi và vây đỏ cam, miệng có 2 ngạnh như heo rừng và thịt thì thơm ngon, béo ngậy.

Tuy nhiên đây là loại cá chỉ sinh sản tự nhiên nên giá thành của loài cá này thường rất cao.  Cá chủ yếu được bán tại các nhà hàng hoặc quán ăn lớn.

Trước đây nghề nuôi cá heo nở rộ và phát triển tại huyện An Phú (An Giang) song do nguồn nước ô nhiễm khiến hiệu quả nuôi trồng loại thủy sản này không còn cao. Nhưng mấy năm  gần đây người dân cư trú tại huyện Phú Tân lại khá hơn nhờ nuôi cá heo đuôi đỏ.

Người đi tiên phong đem nghề nuôi cá heo đuôi đỏ tại bè nổi là anh Hồ Văn Nhiều ngụ tại ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, An Giang.


Nhờ nghề nuôi cá heo đuôi đỏ mà nhiều nông dân ở An Giang giàu lên.

Anh Nhiều cho biết, ngày trước gia đình anh sản xuất cá nàng hai và cá bống tượng nhưng rất bấp bênh vì đầu ra và giá cả. Đến năm 2014 khi biết huyện An Phú đang nở rộ mô hình nuôi cá heo đuôi đỏ anh đã đến tận nơi tham quan và nghiên cứu về loài cá này. Sau đó anh mạnh dạn nhập về 800kg cá giống.

"Khi ấy tôi thả trừ hao 800kg nhưng hao hụt khoảng 30%, sau 7 tháng nuôi cá heo đạt cỡ khoảng 40 con/kg, tổng số lượng thu hoạch năm ấy đạt trên 1 tấn cá trừ hết chi phí tôi bỏ túi gần 200 triệu đồng"- anh Nhiều cho biết thêm.


Khu vực bè nuôi cá heo đuôi đỏ

Từ lợi nhuận có được trong năm đầu tiên, anh Nhiều đóng thêm bè nuôi cá heo. Đồng thời các thành viên trong gia đình anh cũng học hỏi theo mô hình và nhân rộng thành lập Tổ hợp tác cá heo đuôi đỏ xã Hòa Lạc gồm 10 người, tổng số 12 bè.

Mật độ cá nuôi anh có 2 loại bè, bè lớn (4 x 6m) thả nuôi 1 tấn, thu hoạch được 2 tấn, bè nhỏ (3 x 5m) thả 300-500kg giống, thu hoạch trên 1 tấn cá thương phẩm.

Trong lồng bè đặt nhiều ống tre hoặc ống nhựa kết lại để cá trú ẩn, mỗi ngày cho cá heo ăn 2 lần. Tuy nhiên điểm khó nhất khi nuôi cá heo đuôi đỏ nằm ở khâu chọn con giống và kỹ thuật xử lý nấm bệnh trên cá.

"Nuôi cá heo đuôi đỏ mặc dù không tốn nguồn nước nhưng cá rất dễ hao hụt. Nguyên nhân do cá heo đuôi đỏ có 2 ngạnh ở hàm rất cứng và bén vì thế cá va quẹt rất dễ trầy xước. Khi bắt con giống nếu không phát hiện khi đem về thả nuôi sẽ hao hụt rất nhiều..."-anh Nhiều nói.

Cá giống đem về sẽ được nuôi trong mùng lưới khoảng 4 tháng sẽ được chuyển sang nuôi bè, toàn bộ quy trình mất từ 5 - 7 tháng để thu hoạch thế nên 1 năm anh Nhiều có thể thả 2 vụ cá đảm bảo nguồn vốn tái đàn và thu nhập cho gia đình.

Ước tính với 3 bè cá heo đang sở hữu mỗi năm anh Nhiều có thể bỏ túi từ 300 triệu đồng, hiệu quả hơn nhiều so với nuôi thủy sản khác.


Gia đình anh Nên bên bè cá heo đuôi đỏ.

Còn anh Hồ Quốc Nên thành viên Tổ hợp tác nuôi cá heo đuôi đỏ được 5 năm cho biết, dù rủi ro cao nhưng người nuôi cá heo đuôi đỏ vẫn có thể bỏ túi từ 100 - 150 triệu đồng/bè 1 tấn. Còn nếu đạt từ 2 - 3 tấn/ bè anh Nên có thể bỏ túi ngót ngét khoảng 300 triệu đồng. Cá nuôi đạt sẽ có trọng lượng từ 35 - 40 con/kg giá mỗi kg từ 350.000 - 500.000 đồng.

"Gia đình tôi có 2 bè cá heo, tôi và vợ tôi quản lý mỗi người 1 bè. Trung bình 1 bè thu hoạch từ 2 - 4 tấn cá/năm. Trừ hết chi phí một người có thể kiếm được khoảng 150 - 200 triệu đồng/năm. Lãi gấp nhiều lần so với nuôi các loại các khác. Ngoài vợ chồng tôi, 8 thành viên khác trong Tổ hợp tác cũng có thu nhập tương tự: Một người có thể kiếm bình quân từ 100 - 400 triệu đồng/năm", anh Nên cho phấn khởi nói.

Dù nuôi cá heo đuôi đỏ nhiều năm nhưng đến nay anh Nên và các tổ viên vẫn chưa ép đẻ được giống cá heo đuôi đỏ. Nước lũ về chậm cộng với dịch bệnh Covid 19 khiến lượng cá giống khan hiếm lên đến 250.000 đồng/kg nhưng vẫn không có nguồn cung.

Anh Nhiều cho biết, sắp tới anh sẽ nhờ Trung tâm Giống thủy sản An Giang hỗ trợ kỹ thuật ép đẻ không phải phụ thuộc đầu vào như trước. Ngoài ra 3 tháng nay anh nông dân U50 còn triển khai nuôi thêm cá mè hôi và cá xác (những loại cá tự nhiên) dự kiến 3 tháng nữa thu hoạch.

Với mô hình nuôi cá heo đuôi đỏ đạt hiệu quả, năm 2020 anh Nhiều được UBND huyện Phú Tân trao tặng bằng khen "Nông dân giỏi tiêu biểu".

Ông Hồ Ngọc Lợi, Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Lạc, cho biết thêm: "Mô hình nuôi cá heo đuôi đỏ của hộ anh Nhiều rất có triển vọng ở địa phương. Trong thời gian tới các hộ khác có nhu cầu nuôi cá heo đuôi đỏ địa phương sẽ mở các lớp tập huấn có kỹ sư hướng dẫn kĩ thuật nuôi cá heo đuôi đỏ cho bà con".

Dân Trí
Đăng ngày 20/04/2021
Bảo Kỳ
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 06:51 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 06:51 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 06:51 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 06:51 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:51 18/11/2024
Some text some message..