Nghiên cứu khoa học trong thủy sản vẫn chưa toàn diện

Trình độ khoa học công nghệ thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ. Thách thức càng tăng cao khi yêu cầu kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ngày một mạnh mẽ.

Hội nghị
Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Nhiều năm qua, ngành thủy sản đã có tốc độ phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, cải thiện cuộc sống của ngư dân. Năm 2014, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD và thuộc nhóm 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hoạt động khoa học công nghệ vẫn còn hạn chế với trình độ nghiên cứu khoa học phục vụ thủy sản còn thấp, các sản phẩm nghiên cứu chưa thật sự có đột phá, chưa đem lại hiệu quả.

Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị “Khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản”, nhằm tìm ra những phương pháp nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu chuyển giao công nghệ, cũng như cơ chế chính sách phù hợp để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản… phục vụ cho quá trình tái cơ cấu ngành.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, trình độ khoa học công nghệ thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ và chưa ổn định được công nghệ tạo giống đáp ứng yêu cầu sạch bệnh, kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (chịu mặn, chịu lạnh…).  Công nghệ sản xuất vaccine, chế phẩm sinh học còn hạn chế, chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao và ổn định. Vấn đề dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra; tổn thất sau thu hoạch trên tàu cá còn cao và một số sản phẩm chế biến còn ở dạng bán thành phẩm, kể cả sản phẩm của đối tượng chủ lực. Công tác nghiên cứu và quan trắc môi trường đang còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ chưa thật sự hiệu quả. Số lượng dự án khuyến nông nhiều nhưng thực hiện phân tán và trong quá trình thực hiện vẫn có sự chồng chéo, trùng lặp ở các vùng có nhiều dự án cùng thực hiện.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Việt Nam xác định 4 loại thủy sản chính như: con tôm, cá tra, rô phi và nhuyễn thể. Nhưng ngay cả với những đối tượng chủ lực này chúng ta cũng vẫn chưa làm chủ được công nghệ. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật đang được áp dụng phổ biến trên thế giới nhưng trong ngành đánh bắt chúng ta chưa áp dụng được. Chưa có những nghiên cứu mang tính toàn diện trong ngành.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát việc quan trọng nhất là chúng ta phải điều chỉnh từ cách tiếp cận, quan điểm, tổ chức sản xuất, quản lý, hệ thống hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và quan trọng là phải có khoa học công nghệ. Chủ động nghiên cứu để có một hệ thống lâu dài, cơ chế vận hành hiệu quả. Cùng với đó, việc chuyển giao phải được điều chỉnh mạnh mẽ.

Tại hội nghị các đại biểu cũng tập trung đóng góp ý kiến điều chỉnh việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ như thế nào trong lĩnh vực thủy sản để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành. Trong đó, nổi lên là những vấn đề như các nhà khoa học cần bám sát thực tế nhiều hơn, nhiều đề xuất của nhà khoa học nhiều khi không phù hợp với thực tế, không tổng quan được tình hình bên ngoài. Trong tổ chức khoa học cần tập trung nguồn lực, hạn chế việc thay đổi người làm đề tài… để tránh dẫn đến việc khó có được sản phẩm nghiên cứu đầu ra./.

Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, 23/05/2015
Đăng ngày 26/05/2015
Đỗ Hương
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 06:26 10/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 06:26 10/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:26 10/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 06:26 10/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 06:26 10/11/2024
Some text some message..