Ngon miệng với cá lóc rô-ti

Mưa, nước nổi tràn đồng, cá lóc đồng bán đầy chợ, tha hồ mua mà không sợ phải mua nhầm cá lóc nuôi. Mấy ngày liền ăn toàn cá đồng với mấy món: canh chua, kho tộ, kho mắm…, tưởng đã ngán, vậy mà chế Hai đi chợ còn tha về con cá lóc nặng gần 1kg. Má nói, cá lớn vậy, một là nấu cháo dừa, hai là làm chà bông cho tụi nhỏ ăn dần. Nhưng chế Hai nói 'để con rô-ti cho tụi nhỏ'.

Ngon miệng với cá lóc rô-ti
Ảnh: Báo Bạc Liêu

“Nghe tên món ăn đã thấy… phức tạp. Chế Hai mày chỉ giỏi được cái bày vẽ”, vừa nói má vừa lắc đầu. Mà Út cũng công nhận phức tạp thật, bởi chất giỏ đồ đi chợ của chế Hai đã thấy oải. Nào giò sống, thịt nạc xay, nấm mèo, bún tàu… lỉnh kỉnh. Vậy mà chế Hai nói, “thấy vậy chứ biết làm rồi thì đơn giản lắm!”.

Út phụ những việc vặt như lặt rau, cắt chân nấm mèo rồi xắt nhỏ, lột vỏ củ hành tím, ngâm bún tàu… trong khi chế Hai “trảm” con cá. Út đang suy nghĩ không biết chế Hai sẽ “vật lộn” với con cá bằng cách nào thì chế đã chỉ cho Út một chiêu: Ngâm cá trong nước có pha chút dấm để loại bớt chất nhớt, không còn trơn tuột, rất dễ làm. Cá lạng vảy, làm sạch đầu, dùng dao bén rạch phần sống lưng để lấy xương và ruột cá ra (không mổ bụng cá), giữ lại đuôi. 

Giã chút hành tím và tỏi, vắt lấy nước trộn đều với chút bột ngũ vị hương, nước tương, bột ngọt, tiêu xay rồi quét hỗn hợp này vào bên trong bụng cá, để khoảng 10 phút. Trong lúc chờ cá ngấm gia vị thì trộn phần nhân gồm giò sống, thịt nạc xay nhuyễn với nấm, bún tàu, nêm chút đường, bột nêm, và hành tím phi, ngũ vị hương, tiêu và chút dầu mè cho thơm. Cho tiếp 1 - 2 lòng đỏ trứng gà vào để tạo sự kết dính cho phần nhân này, rồi nhồi vào bụng cá (chỉ nhồi vừa đủ, không nhồi quá sẽ khiến cá bị gãy, bể khi chiên; phần nhân nếu dư thì vo tròn từng viên nhỏ). Dùng chỉ quấn quanh thân cá để định hình. Nhét một củ tỏi nhỏ vào miệng cá. 

Lấy khăn giấy thấm khô cá, thả vào chảo dầu sôi chiên ngập đến khi vàng hai mặt thì vớt cá ra để ráo dầu. Lăn sơ các viên nhân qua một lớp bột chiên giòn rồi cho vào chảo chiên vàng. Chặt lấy nước một trái dừa tươi cho vào nồi cùng với chút đường phèn, nước tương, bột ngũ vị hương, vài lát gừng, vài tép tỏi và vài hạt tiêu đập dập, bắc lên bếp nấu sôi một lúc thì thả cá đã chiên vào nấu khoảng 10 phút với lửa nhỏ, thỉnh thoảng trở cá để thấm đều hai mặt. Cho cá ra đĩa, tiếp tục cho các viên nhân vào, khi thấy thấm nước sốt thì vớt ra. Hòa chút bột năng với nước rồi đổ vào nồi nước dừa, khi thấy hỗn hợp sôi trở lại, có độ sánh thì tắt bếp. Rưới phần nước sốt này lên cá.

Gấp miếng thịt cá béo thơm đậm vị của phần nước sốt ăn kèm với các loại rau sống, chuối chát, khế, cuốn với bún, bánh tráng và nước mắm nêm đậm đà, Út “khà” một tiếng rồi không biết nói với má hay là chế Hai: “Ăn ngon như vậy, dẫu có phức tạp, cầu kỳ chút cũng đáng mà!”.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 31/07/2018
N.B
Ẩm thực

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 12:00 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 08:00 31/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 09:00 25/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 11:24 22/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 05:51 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 05:51 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 05:51 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 05:51 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 05:51 18/02/2025
Some text some message..