Ngọt ngào hương vị nước mắm rươi

Lúc còn nhỏ, người bà con ở dưới quê có đem cho gia đình tôi một vài lít nước mắm dời (rươi) ăn lấy thảo. Mỗi khi dùng bữa, cha mẹ tôi thường tấm tắc khen ngon miệng. Riêng tôi, nhìn thấy màu đo đỏ và ngửi mùi không thơm (so với một số loại nước mắm đặc biệt khác) nên không thích lắm. Lớn lên, có dịp thưởng thức nước mắm rươi, cảm nhận được vị ngon dịu, đậm đà của nó tôi thấy tiếc nênụ quyết tìm hiểu về loại nước mắm quý hiếm này.

Chị Hồng đang trộn rươi để làm nước mắm.
Chị Hồng đang trộn rươi để làm nước mắm.

Ông Phan Văn Võ (70 tuổi, ngụ tại ấp Thới Lợi 2 - xã Thới Thuận -  Bình Đại) chia sẻ: “Lúc tôi còn trai trẻ, tới mùa rươi nổi, mới hai, ba giờ sáng thì đã nghe tiếng thùng thiếc của người dân đi vớt con rươi khua vang cả xóm”. Bấy giờ, người đi vớt rươi bằng xuồng, đem theo vợt tự chế, cán vợt được làm bằng cây, phễu làm bằng lưới mùng có đường kính khoảng 6 tấc (hình tròn hoặc hình vuông); dụng cụ để đựng con rươi chủ yếu là thùng thiếc (dùng gánh nước) khoảng 20 lít/thùng. Thông thường, rươi chỉ xuất hiện trong đập (ao) nuôi tôm vào lúc sáng sớm theo con nước ngày 15 hoặc con nước ngày 30 vào các tháng 11 (âm lịch) cho đến tháng Giêng là hết. Mỗi lúc xuất hiện, hàng triệu triệu con quấn lấy nhau thành búi tròn, xoay vòng tròn va người ta chỉ chờ đợi thời cơ này là nhanh tay vớt lấy. Đối với người nhiều kinh nghiệm, khi thấy có “dấu hiệu” sẽ có rươi nổi lên thì họ đã lo chuẩn bị sẵn phương tiện, dụng cụ để đi vớt rươi. Ngày nay, con rươi không còn nhiều như xưa nữa, số người đi vớt rươi cũng đã luống tuổi. Bà Tư Ngộ (82 tuổi), cho biết: “Rươi chỉ nổi lên theo con nước nhất định, nếu như tháng này nhằm vào ngày 15 thì tháng sau cũng là ngày 15 hoặc tháng này là ngày 30 thì tháng sau cũng là ngày 30. Điều đặc biệt của con rươi là trong lúc bị phơi nắng sình lên nhưng không hề bị ruồi, nhặng gì tới bu, đậu cả”.

Chúng tôi đến nhà của bà Lê Thị Cúc (ấp Thới Lợi 2), gặp lúc chị Hồng (cháu bà Cúc) đang dùng cây trộn một lu sành chứa đầy rươi bên hông nhà. Gia đình bà vớt được khá nhiều rươi trong con nước 30 vừa qua. Bà Cúc vui vẻ: “Mấy bữa trước, cháu của tôi vớt được non 10 đôi rươi, tôi bán bớt đi vài đôi nên chỉ còn hơn phân nửa. Cũng hên… may nhờ sắp nhỏ phát hiện ổ rươi sớm, nếu chậm thì chúng đi hết”. Theo thời giá hiện tại, khách hàng từ TP. Hồ Chí Minh tới địa phương mua với giá từ vài trăm ngàn đồng đến một triệu đồng/đôi (một đôi tương đương với thùng 20 lít x 2 = 40 lít), nhưng không có hàng để bán. Một số người làm nước mắm rươi lâu năm cho biết, môi trường bị ô nhiễm do nuôi tôm công nghiệp (sử dụng nhiều chất hóa học, nguồn nước bẩn) nên con rươi không có nhiều như xưa nữa. Tại Bến Tre, các huyện ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú trước đây rươi xuất hiện rất nhiều nhưng giờ thì rất hiếm.

Theo kinh nghiệm của một số người dân xã Thới Thuận, rươi được vớt lên đem về nhà đổ vào lu bằng sành (thường gọi là kiệu) cho chết; sau đó, đổ muối hột vào với tỷ lệ 6 lít muối/một đôi rươi, có thêm nửa thùng nước ao (đập) hoặc có thể nhiều muối hơn; xong đem phơi nắng khoảng 20 đến 30 ngày cho rươi tự phân hủy (cách một, hai ngày dùng cây trộn đều, nhớ đậy kín mỗi khi trời mưa). Sau khi rươi phân hủy, nếu sản xuất nước mắm rươi theo phương pháp nấu, người dân tiến hành nấu lần thứ nhất (có phương cách lọc riêng); sau đó, tiến hành nấu lần hai, vớt bọt đen, để nguội và đem vào bồn chứa để ăn dần. Đối với phương pháp sản xuất nước mắm rươi day nắng (phơi nắng, không nấu), tỷ lệ pha chế muối cũng tương tự nhưng không đem nấu mà phơi nắng nhiều ngày (không để nước mưa lọt vào), người làm cần chú ý theo dõi để trộn đều và dùng vợt vớt xác rươi phân hủy đem bỏ; nước mắm day nắng để càng lâu ăn càng ngon.

Con rươi, ngoài công dụng làm nước mắm còn được dùng để làm các món ăn như: chả rươi, rươi xào, rươi hấp, canh rươi… với nhiều hương vị đậm đà, đặc sắc khác nhau và vô cùng bổ dưỡng. Theo các tài liệu y học: trong 100g rươi có 81,9g nước, 12,4g protid, 4,4 lipid, 1,3g tro, cung cấp cho cơ thể 92 calo. So với thịt bê nạc, giá trị dinh dưỡng của rươi không kém hơn (trong 100g thịt bê nạc có 78,2g nước, 20g protid, 0,5g lipid, 1,3g tro cung cấp được 87calo). Ngoài ra, trong rươi còn có nhiều loại muối khoáng, như canxi (66mg%), photpho (57mg%), sắt (1,8mg%)…

Vào dịp lễ, Tết, niềm vui của người dân quê biển là có được một vài xị nước mắm rươi, đặc sản của quê nhà, gửi tặng cho người thân. Với hương thơm đằm thắm, vị ngọt tự nhiên và dồi dào nguồn đạm, chắc chắn rằng nước mắm rươi sẽ là loại nước chấm được ưa chuộng đối với mọi người.

báo Đồng Khởi
Đăng ngày 04/01/2013
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:35 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 10:35 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 10:35 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:35 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:35 27/11/2024
Some text some message..