Ngư dân Phú Quý có đánh bắt phải loại cá hiếm?

Tuần qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một số ngư dân (được cho là ngư dân Phú Quý) đánh bắt được đàn cá mó đầu u (còn gọi là cá mó đầu gù) rất lớn. Đây được cho là loài cá quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và được liệt vào danh sách cấm khai thác của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.

cá mó đầu gù
Lan truyền hình ảnh một số ngư dân (được cho là ngư dân Phú Quý) đánh bắt được đàn cá mó đầu gù rất lớn.

Cá mó đầu gù nằm trong danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm nhóm I.  Theo Nghị định 42-2019/NĐ-CP, nếu khai thác thủy sản nằm trong danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm nhóm I, mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng nếu khối lượng thủy sản từ dưới 10 - 100kg trở lên.

Theo hình ảnh trên mạng xã hội, đàn cá này có thân hình màu xám xanh, đầu cá có phần u gù to và trọng lượng khá nặng, rất giống với loài cá mó đầu gù. Trao đổi với ông Tạ Minh Nhựt - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quý về tình hình trên, ông cho biết, theo hình ảnh chúng tôi có được thì tàu này ở Phú Quý nhưng có đánh bắt cá hiếm hay không chính quyền địa phương đang xác minh vì tàu này chưa về cảng Phú Quý. Qua hình ảnh thì chúng tôi không thể xác nhận được có phải cá mó đầu gù hay không? Và nếu các tàu này đánh bắt được thì cũng mua bán ở cảng Phan Thiết hoặc ở các địa phương khác chứ không mua bán ở Phú Quý, do đó địa phương chưa có cơ sở để xử lý. Nếu đúng là loại cá hiếm chúng tôi sẽ nhắc nhở ngư dân và tăng cường tuyên truyền để hạn chế tình trạng trên.

Theo người dân địa phương, thông thường ngư dân sẽ không nắm rõ thông tin cá nào nằm trong sách đỏ, có nguy cơ tuyệt chủng, đánh bắt trúng luồng cá nào thì ngư dân khai thác. Do đó, để hạn chế việc đánh bắt “nhầm” cá quý hiếm, vi phạm Luật Thủy sản, chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền rộng rãi, có hình ảnh minh họa kèm theo để ngư dân dễ hình dung và không khai thác, vận chuyển, mua bán trái pháp luật.

Theo tìm hiểu, loại cá mó đầu gù là loại cá biển trong họ cá mó. Chúng là loại cá lớn nhất trong họ cá mó, có thể phát triển chiều dài 1,3 m và trọng lượng lên đến 46kg. Loại cá này sinh trưởng chậm và sống lâu (lên đến 40 năm), tỷ lệ sinh sản thấp. Loại cá này ăn tảo, nhai tảo bám trên đá và san hô. Bộ hàm của cá mó đầu gù khỏe nên chúng có thể nghiền nát đá vôi -  loại vật liệu ở san hô chết, biến thành cát rồi bài tiết trên khắp san hô. Được biết, một con cá mó đầu gù có thể tiêu thụ 5 tấn đá san hô chết mỗi năm, do đó chúng đóng vai trò quan trọng nhằm phục hồi hệ sinh thái san hô.

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 15/05/2020
M.Vân
Đánh bắt

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 02:46 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 02:46 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 02:46 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 02:46 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 02:46 26/04/2024