Ngư dân Vân Đồn trắng tay sau bão

57 tàu, xuồng bị đắm tại nơi neo đậu tránh bão; 6 tàu bị trôi dạt chưa xác định được vị trí; 71 nhà bè bị vỡ nát; hàng trăm ô lồng nuôi cá, hàu, tu hài cùng nhiều tấn thủy sản nuôi trồng đã trôi ra biển. Những con số thống kê sau cơn bão số 14 khiến cho cả một vùng biển Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết.

lồng bè nuôi thủy sản
Nhiều lồng bè nuôi trồng thủy sản của ngư dân bị vỡ nát chỉ sau 1 đêm bão.

1 đêm, hàng chục tỉ đồng trôi ra biển

Trưa 12.11, cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn) không một bóng khách du lịch, chỉ thấy ngư dân tất bật với những vật dụng, thiết bị lên tàu. Họ nháo nhác tìm, nhặt những gì còn sót lại sau cơn bão.

Tại khu vực nuôi trồng thủy sản của gia đình ở đảo Hang Hoi (thuộc xã Bản Sen, huyện Vân Đồn), ông Nguyễn Văn Minh (khu 9, thị trấn Cái Rồng) ngậm ngùi nhìn lại phần tài sản  của mình vừa bị thiên tai phá nát, cuốn trôi. Nhà bè bị vỡ, chỉ còn lại những tấm gỗ xếp thành đống lập lờ trên mặt biển. 13/15 lồng nuôi cá song, mỗi lồng khoảng 200 con (giá thị trường 220.000 đồng/kg) đã bị gió giật, sóng cuốn. Ông Minh nhẩm tính: “Tổng thiệt hại khoảng hơn 1 tỉ, nhưng còn đỡ hơn nhiều hộ khác!”.

Theo lời ông Minh kể, nhiều hộ phải đặt cả sổ đỏ để vay vốn ngân hàng đầu tư lồng bè, con giống. Cả khối tài sản với bao công sức, hy vọng, chỉ sau một đêm đã biến mất. Sau khi trắng tay vụ tu hài do đại dịch cuối năm 2011 - đầu năm 2012, ông Hoàng Văn Thảo đem sổ đỏ thế chấp ngân hàng để chuyển sang nuôi hàu. 20 vạn nắp hàu (trị giá khoảng 180 triệu đồng tiền giống) được thả trong 30 ô lồng, đợi đến mùa thu hoạch vào tháng 4 sang năm, mỗi lồng thu về khoảng 30 triệu. “Thế mà giờ lại thành kẻ tay trắng” - ông  than thở.

Cũng tại khu vực Hang Hoi, vợ chồng anh Đặng Trung Hội đang ngụp lặn dưới nước để vớt những dây hàu trôi dạt. Toàn bộ tài sản của gia đình, anh em chung vốn để có được gần 300 lồng nuôi hàu, cá song, giờ chỉ còn lại 32 lồng. “Cay đắng lắm! Hàng tỉ đồng đầu tư, mới mấy hôm trước còn thấy cá bơi cuồn cuộn trong lồng, hàu sinh sôi nảy nở, giờ thì tan hoang” - chị Sinh (vợ anh Hội) than vãn.

Doanh nghiệp cũng điêu đứng       

Tại huyện Vân Đồn, thiệt hại nặng nhất là Cty TNHH Taiheiyo Shinju Việt Nam - 100% vốn đầu tư Nhật Bản, chuyên nuôi trai cấy ngọc và sản xuất ngọc trai thành phẩm. Khu vực nuôi trai của Cty tại 2 điểm Nhiêu Tân và Cống Đỏ đều bị bão đánh tan. 2,1 triệu con trai đã cấy ngọc, 29 triệu con trai giống bị mất chỉ trong vài tiếng đồng hồ vào đêm mùng 10 - rạng sáng 11.11. Ngoài ra, 15 tàu chuyên phục vụ sản xuất của Cty bị đắm, 4 tàu khác bị trôi dạt, mất tích, 1 xuồng máy bị chìm, 3 nhà bè bị  vỡ nát, tổng thiệt hại ước tính  hơn 11 tỉ đồng. Chị Bùi Thị Thanh - CN kỹ thuật cấy trai, người đã làm việc tại Cty từ khi thành lập vào năm 2009 - cho biết: “Chúng tôi rất hoang mang, không biết với mức độ thiệt hại như thế này liệu Cty có thể tiếp tục hoạt động trở lại nữa hay không?”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Ninh - Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Đồn - cho biết: “Hiện chưa thể thống kê đầy đủ về mức độ thiệt hại của các hộ, DN nuôi trồng thủy sản, nhưng con số này là rất lớn”. Tuy nhiên,  sáng 12.11, ông Bùi Văn Cẩn - Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn - cung cấp thông tin: “Ước tính thiệt hại do bão số 14 gây ra trên địa bàn huyện là khoảng 10 tỉ đồng”. Theo các hộ dân, đây là con số quá nhỏ so với thực tế, bởi chỉ tính riêng các hộ nuôi trồng thủy sản, con số thiệt hại đã khoảng trên 10 tỉ đồng.

Báo lao động, 13/11/2013
Đăng ngày 14/11/2013
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 08:51 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:51 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 08:51 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:51 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 08:51 06/11/2024
Some text some message..