Ngừng thông quan vì dịch Corona: Ưu tiên doanh nghiệp xuất khẩu nông sản dự trữ hàng hóa

Trước việc một số cửa khẩu ngừng thông quan do diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm phổi do virus corona tại Trung Quốc, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã có công văn hỏa tốc gửi Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đề nghị ưu tiên hỗ trợ DN xuất khẩu nông sản Việt Nam dự trữ hàng.

Dưa hấu
Dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc

Trước việc một số cửa khẩu ngừng thông quan do diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm phổi do virus corona tại Trung Quốc, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã có công văn hỏa tốc gửi Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đề nghị ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam dự trữ hàng.

Cục Xuất nhập khẩu đã đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam thông báo cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp có kho lạnh ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam lưu giữ, bảo quản nông sản với giá ưu đãi để giúp các doanh nghiệp nông sản bảo quản nông sản, thủy sản trong thời gian chờ xuất khẩu sang Trung Quốc, chuyển hướng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước, cũng như tìm cách đẩy mạnh chế biến.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải cho biết, bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp lưu giữ, bảo quản nông sản trong thời gian chờ xuất khẩu sang Trung Quốc, Bộ Công Thương cũng đề nghị doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản qua các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng..., từ đó chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.

Các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng, triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với nước nhập khẩu, tránh phát sinh rủi ro và giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

“Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần dự tính phương án ứng phó với khả năng dịch bệnh diễn biến phức tạp, lan rộng, kéo dài dẫn đến việc giao thương với Trung Quốc gặp khó khăn hơn nữa, thậm chí không thể thực hiện được, để từ đó có phương án kịp thời chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường khác, tiêu thụ trong nước hoặc đưa vào chế biến, trữ lạnh”, Bộ Công Thương khuyến cáo.

Riêng các địa phương có đường biên giới với Trung Quốc, Cục Xuất nhập khẩu cũng lưu ý cần theo dõi chặt chẽ hoạt động giao thương của cư dân biên giới để đảm bảo có biện pháp quản lý đồng bộ với hoạt động thương mại thông qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết, bệnh dịch viêm phối bùng phát, lan rộng nên Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp hạn chế giao thương, trong đó thị xã Bằng Tường sẽ lùi thời gian mở các cửa khẩu với Việt Nam đến ngày 9/2 (trừ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan sẽ mở cửa từ ngày 3/2/2020).

Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam lại có đường biên giới đất liền kéo dài với nhiều cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu phụ - là nơi giao nhận, thông thương một số lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước. Do vậy, việc lùi thời gian mở cửa khẩu sẽ làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các loại nông sản này, đặc biệt là các mặt hàng đang vào vụ thu hoạch như dưa hấu, thanh long…

Sở Công Thương tỉnh Lào Cai cũng cho biết, kể từ ngày 29/1/2020, phía Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) đã kiểm soát chặt chẽ phương tiện và người điều khiển phương tiện lưu thông qua cặp cửa khẩu Bắc Sơn (Hà Khẩu) - Kim Thành (Lào Cai) để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra, điều này đã khiến hoạt động thông quan hàng hóa bị hạn chế.

Đặc biệt, phía Hà Khẩu đã thông báo sẽ tạm dừng hoạt động chợ biên mậu Bắc Sơn kể từ ngày 30/1/2020 đến hết ngày 8/2/2020 để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.

Theo đó, trong khoảng thời gian tạm dừng hoạt động chợ biên mậu Bắc Sơn, các loại hàng hóa nông sản xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu Lào Cai trong thời gian vừa qua và hiện nay như thanh long, dưa hấu, mít, xoài, bánh kẹo… sẽ không thể thông quan để nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc theo hình thức trao đổi hàng hóa biên mậu.

Petrotimes
Đăng ngày 06/02/2020
Nguyễn Hưng
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 02:40 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 02:40 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 02:40 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 02:40 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 02:40 26/04/2024