Người dân bán cá non "chạy họa"!

Tất cả cá, từ to lẫn nhỏ, đều được nhiều hộ nuôi cá bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) gấp rút đánh lên bán, nhằm vớt vát chút ít vốn liếng…

cá chết
Theo UBND xã Long Sơn, hiện địa phương đang phối hợp chặt chẽ cùng Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT) thống kê thiệt hại, động viên, chia sẻ rủi ro với bà con nông dân. Đồng thời, ngành chức năng cũng đang trực tiếp ra các vùng nuôi nắm bắt tình

Ngày 20/8, tại khu vực nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn) tiếp tục có rất nhiều xác cá chim, cá bớp, cá mú,… chết nổi lềnh bềnh trôi khắp mặt sông.

Cá trôi theo từng vệt, dạt vào ven bờ và quanh các khu vực lồng bè nuôi, mùi hôi nồng nặc bốc lên khắp nơi. Lực lượng chức năng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) đang tiếp tục khảo sát nguồn nước và thống kê tình hình thực tế thiệt hại của các hộ nuôi.


Do lo sợ cá bị mất trắng, người nuôi phải đánh cá lên bán rẻ nhằm "chạy họa". Ảnh: MS.

Vừa vớt cá chết nổi tại khu vực nuôi của gia đình, ông Đỗ Văn Uyên, lồng bè thuộc tiểu khu 3, khu 4 rầu rĩ cho biết: Mấy ngày qua, mỗi ngày ông phải vớt từ 5 - 7 tạ cá chết, thậm chí có ngày cả tấn cá chết đóng bao đem vào bờ bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, nhưng cũng chỉ được giá 3.000 đồng/kg.

Chỉ tính riêng tiền thức ăn cho cá ông đã tốn từ 170 – 200 triệu đồng/tháng và thực tế ông đã chi phí hết khoảng 1,5 tỉ đồng, hầu hết số tiền này phải vay ngân hàng.

“Nếu bình thường bán cá tươi khỏe cho mối lái thu mua sẽ được giá 130 ngàn/kg, với 25 tấn cá sẽ cho tôi thu phải trên 2,5 tỉ đồng đợt này. Ấy vậy mà đến hôm nay tôi bán hết số cá chết này cũng chỉ thu được khoảng 50 triệu đồng”, ông Uyên buồn bã nói.


Nhiều chủ lồng bè nuôi cá bị thiệt hại trong đợt cá chết vì nguồn nước bị ô nhiễm năm nay. Ảnh: MS.

Trong ngày 20/8, hầu hết các lồng bè ở đây đều buộc phải tranh thủ vớt nhanh số cá còn sống đem bán tống bán tháo cho thương lái với giá rẻ từ 20 - 30 ngàn đồng/kg.

May mắn nhất là anh Mai Anh Tuấn, tiểu khu 3 (khu nuôi trồng thủy sản Cầu Chà Và) đợt này thả nuôi 50.000 con cá chim, đến nay đã phát triển được khoảng 0,4-0,5 kg/con. Mặc dù mấy bữa nay cá mới chỉ có hiện tượng kém ăn nhưng anh đang phải tích cực cho sục khí Oxy, đồng thời lên kết hoạch thuê ghe kéo lồng bè cá đi nơi khác “chạy họa”.

Dẫn chúng tôi xuống bè cá tham quan, anh Tuấn tâm sự: “Những ngày qua, tôi phải theo dõi cá suốt ngày đêm chỉ sợ cá bỏ ăn thì phải xử lý ngay. Mấy ngày nay thấy nhiều bà con xung quanh vội kéo cá sống lên bán gấp để “chạy họa” khiến tôi cũng chẳng yên. Sáng nay có mấy mối điện thoại hỏi, chắc tôi sẽ phải bán cá non”.


Liên tục những chuyến ghe chuyển cá chết lên bờ bán cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ảnh: MS.

Theo UBND xã Long Sơn, hiện địa phương đang phối hợp chặt chẽ cùng Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT) thống kê thiệt hại, động viên, chia sẻ rủi ro với bà con nông dân. Đồng thời, ngành chức năng cũng đang trực tiếp ra các vùng nuôi nắm bắt tình hình, khảo sát, thống kê số hộ bị thiệt hại, lấy mẫu cá chết để xét nghiệm phân tích.

Đến nay, do số cá tại các lồng bè vẫn tiếp tục chết nên cơ quan chức năng vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ để đánh giá mức độ thiệt hại của người dân.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 21/08/2020
Minh Sáng
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 14:58 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 14:58 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 14:58 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 14:58 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:58 27/11/2024
Some text some message..