Người hùng của biển

Ngày 1-2, ông Lê Văn Kháng (64 tuổi, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo - Coimex) đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong tặng.

Ông Kháng kiểm tra chất lượng chả cá surimi trước khi xuất khẩu
Ông Kháng kiểm tra chất lượng chả cá surimi trước khi xuất khẩu

Năm 1989, Xí nghiệp khai thác hải sản Côn Đảo (tiền thân Coimex) được thành lập với nhiệm vụ vận tải hành khách, hàng hóa từ đất liền ra Côn Đảo và đánh bắt hải sản.

Tư chất thủ lĩnh

"Hải đội tự vệ" đầu tiên

Trong thời gian đánh bắt hải sản ở vùng biển Côn Đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, ông Lê Văn Kháng đã tổ chức thành công "hải đội tự vệ" của công ty. Hải đội của Coimex vừa làm nhiệm vụ đánh cá trên biển vừa là tai mắt và cùng với các lực lượng khác tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. "Hải đội tự vệ" trên biển của Coimex đã bắt giữ, xua đuổi hàng trăm tàu cá nước ngoài xâm phạm lãnh hải trái phép.

Ban đầu chỉ có sáu tàu đánh cá, trong đó phần lớn đã mục nát, hư hỏng và số vốn được cấp chỉ hơn 900 triệu đồng, sản lượng đánh bắt đạt chưa tới 3 tỉ đồng/năm. Nhưng đến năm 1995, Coimex đã có 30 tàu cá to, hiện đại, đánh bắt dài ngày trên biển, doanh thu đạt hơn 100 tỉ đồng/năm. Có được thành tích ban đầu như vậy là bởi ông Kháng đã mạnh dạn áp dụng khoán sản phẩm và khoán thưởng cho thủy thủ.

Năm 1997, trước tình hình giá cả xăng dầu tăng, ngư trường càng khó khăn, Coimex đã chuyển hướng mở nhà máy sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu thủy sản tại Vũng Tàu. Về đất liền trong tình cảnh chuyển sang nghề mới lại thiếu vốn đầu tư sản xuất nên ông phải chạy vạy đủ nơi để có vốn. Thậm chí, ông còn thuyết phục vợ cầm căn nhà lấy vốn cho công ty làm ăn. Đó là một trong những số vốn bắt đầu của Coimex khi bắt đầu chuyển sang làm chế biến surimi xuất khẩu. Chúng tôi hỏi nếu lỡ làm ăn thua lỗ, mất nhà thì sao? Ông Kháng cười cho biết nếu mất nhà thì coi như làm lại từ đầu, bởi năm 1975 hành trang ra Côn Đảo của vợ chồng ông mỗi người chỉ hai bộ quần áo và số tiền bán 20 giạ lúa.

Thương hiệu surimi

Ngoại tệ thu được nhờ xuất khẩu chả cá surimi của Coimex nhích dần từng năm. Nếu như năm 2000, xuất khẩu của Coimex đạt gần 4 triệu USD thì năm 2006 đạt 8,4 triệu USD. Năm 2008, trong tình hình suy thoái kinh tế chung nhưng kim ngạch xuất khẩu của Coimex vẫn đạt 40 triệu USD và trở thành doanh nghiệp của VN xuất khẩu lớn nhất sang châu Âu. Năm 2012, trong khi nhiều doanh nghiệp thủy sản phải sản xuất cầm chừng thì Coimex không có đủ hàng để bán và con số xuất khẩu đạt kỷ lục là 43,5 triệu USD. Điều đáng nói, nguồn nguyên liệu đầu vào để chế biến chả cá surimi xuất khẩu chủ yếu là cá tạp. Nếu không có những doanh nghiệp thu mua như Coimex, ngư dân chỉ biết bán cho các cơ sở chế biến bột cá làm phân với giá rẻ. "Từ chỗ cá tạp bỏ đi hay bán giá rẻ nay mình chế biến được, xuất khẩu và thu về ngoại tệ, tạo công việc cho công nhân, ngư dân. Đây là điều tôi vui mừng nhất, sung sướng nhất" - ông Kháng nói. Sau năm năm thực hiện cổ phần hóa, đến cuối năm 2011 Coimex đã hoàn vốn 100% cho các nhà đầu tư.

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh

Từ một xí nghiệp nhỏ, vốn kinh doanh vỏn vẹn chưa tới 1 tỉ đồng vào năm 1989, sau hơn 20 năm Coimex đã trở thành một trong những công ty chế biến xuất khẩu hàng thủy sản lớn của VN. Nếu tính riêng mặt hàng chả cá surimi, Coimex là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất VN. Ngoài việc đưa một lượng ngoại tệ lớn về cho đất nước bằng cách chế biến cá tạp, Coimex còn tạo công ăn việc làm cho hơn 1.000 công nhân, với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Có được thành công trên là nhờ vào sự chèo lái nhiệt huyết, làm việc hết sức mình, vượt khó bằng tinh thần người lính của ông Lê Văn Kháng - người đứng đầu Coimex từ ngày thành lập đến nay.

Tâm sự với chúng tôi, ông Kháng cho hay bí quyết thành công của Coimex và ông rất đơn giản, đó là tập trung vào một ngành nghề "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Để có nguyên liệu đầu vào ổn định, Coimex luôn mua hàng của ngư dân theo đúng giá đã cam kết, thậm chí ứng tiền trước cho ngư dân.

Nhưng để có thành công như hôm nay, bản thân ông Kháng và Coimex phải trải qua nhiều khó khăn, sóng gió. Ông Kháng nói làm người đứng đầu trước hết phải sống gương mẫu chứ không thể ỷ có quyền, ỷ cấp trên muốn làm gì thì làm. Đồng thời phải lắng nghe ý kiến của mọi người để có trật, có sai thì sửa.

"Té đâu, dậy đó"

"Điểm tôi quý nhất ở Hai Kháng là sống có lý tưởng rõ ràng, nhất là đối với Côn Đảo. Hai Kháng luôn làm việc với mục đích xây dựng Côn Đảo giàu đẹp, khang trang. Trong công việc, Hai Kháng là người có năng lực, biết điều khiển bộ máy từ những năm còn đánh cá trên biển cho đến khi làm chế biến thủy sản xuất khẩu. Tôi cũng nể trọng Hai Kháng ở nghị lực vượt khó, "té ở đâu, đứng dậy ở đó", từ tay không làm nên sự nghiệp. Trong đối nhân xử thế, Hai Kháng sống có nghĩa, có tình, ai cũng quý mến".

Ông ĐOÀN NGỌC GIAO (nguyên chủ tịch UBND huyện Côn Đảo thời kỳ 1985-1990, là người ký quyết định thành lập Xí nghiệp Côn Đảo và bổ nhiệm ông Lê Văn Kháng làm giám đốc)

Tuổi trẻ
Đăng ngày 02/02/2013
đông hà
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 01:12 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 01:12 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 01:12 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 01:12 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 01:12 26/04/2024