Người mạnh dạn phát triển cá betta thế hệ mới

Dù đã ở cái tuổi U60, nhưng chú Phạm Văn Tư (49/2A, Tổ 8, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh) vẫn hăng say với nghề và mạnh dạn phát triển dòng cá Betta thế hệ mới để vừa thỏa mãn say mê, vừa đáp ứng nhu cầu của giới cá cảnh.

Người mạnh dạn phát triển cá betta thế hệ mới
Betta thế hệ mới bao gồm Betta dumbo, Koi, Rồng, Thái, mắt đỏ, mắt vàng, đen trắng và Betta ngũ sắc, cá kim cương,…

Với kinh nghiệm hơn 10 năm gắn bó với nghề cá cảnh, đặc biệt là cá xiêm thuần chủng, nhưng theo nhu cầu của giới chơi cá cảnh hiện nay lại ưa chuộng loại cá Betta thế hệ mới – một trong những loại cá được lai tạo từ cá xiêm thuần chủng có nhiều màu sắc rực rỡ, đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn, đẹp,… nên dù đã ở cái tuổi U60, nhưng chú Phạm Văn Tư (49/2A, Tổ 8, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh) vẫn hăng say với nghề và mạnh dạn phát triển dòng cá Betta thế hệ mới để vừa thỏa mãn say mê, vừa đáp ứng nhu cầu của giới cá cảnh.

“Nhắc đến cá cảnh là nhắc đến những “đứa con” thân yêu của tôi. Tôi rất yêu chúng, nên đã gắn bó với chúng hơn chục năm nay. Nhất là những khi mệt mỏi được ngắm chúng bơi lội, được nhìn những đường nét, màu sắc sặc sỡ của chúng, cảm giác như có thể trút bỏ bao ưu tư và phiền muộn, giúp tinh thần vui vẻ, phấn chấn hơn nhiều. Vì mỗi một con cá lại mang một đường nét riêng, màu sắc riêng không giống nhau, khiến người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ban đầu cũng không yêu thích đến vậy, nhưng thấy người ta chơi cá cảnh nhìn vừa đẹp, vừa vui nên cũng tập tò chơi thử, sau càng ngày càng mê đến tận bây giờ” là lời chia sẻ mộc mạc của chú Tư.

Chính niềm đam mê đó đã thôi thúc chú Tư mạnh dạn tìm hiểu dòng cá cảnh mới và đầu tư phục vụ nhu cầu thị trường cũng như bản thân. Dù có hơn 10 năm trong nghề về nuôi cá xiêm thuần chủng, nhưng năm 2018 vừa qua, chú Tư được một người quen trong nghề giới thiệu loại cá Betta thế hệ mới (gồm Betta dumbo, Koi, Rồng, Thái, mắt đỏ, mắt vàng, đen trắng và Betta ngũ sắc, cá kim cương,…). Đây là những loại cá lai tạo có nguồn gốc từ In-đô-nê-xia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a. Chúng khác biệt với cá xiêm thuần chủng là có sự hấp dẫn riêng, có nhiều màu sắc rực rỡ, mỗi con có một chiếc đuôi xòe tuyệt đẹp không lẫn vào đâu được.


Chú Tư bên bể cá Betta thế hệ mới

Chú Tư giải thích, nếu cá xiêm hoang dã chỉ là màu xanh lá cây xỉn hay màu nâu và bộ vây tương đối ngắn, thì ngược lại cá Betta thế hệ mới do quá trình lai tạo nên chúng có nhiều màu sắc, kiểu dáng sặc sỡ, bộ vây dài và mỗi con có mỗi kiểu đuôi khác nhau như: đuôi hoa, đuôi xòe, đuôi tưa đến các loài ánh kim, đa sắc, đơn sắc,… Do đó, hiện nay cá Betta thế hệ mới là một trong những loại cá cảnh rất được ưa chuộng, có màu sắc sặc sỡ và hình dáng vô cùng đẹp mắt, rất thích hợp để trưng bày trong các bể cá cảnh.

Vì vậy, chú Tư đã mạnh dạn đầu tư 06 cặp giống cá bố mẹ, với giá 6 triệu đồng. Là người có kinh nghiệm trong việc lai tạo con giống và chăm sóc cá cảnh, đặc biệt là dòng cá xiêm – Betta nên sau 03 tháng, từ 06 cặp giống cá bố mẹ chú Tư đã có được hơn 1.000 con cá Betta thế hệ mới (với đủ loại Betta Dumbo, Betta Koi, Thái, Betta ngũ sắc,…). Từ số lượng này chú phân ra làm 06 hồ với diện tích khoảng 200 m2. Với số lượng hơn 1.000 con cá Betta thế hệ mới, chú Tư chia sẻ thương lái đến tại hồ thu cá với giá 25.000 đồng/con – (mua cả lớn nhỏ), chú thu được hơn 25 triệu đồng, sau khi trừ chi phí điện, nước, con giống đầu tư,… chú lãi khoảng 17 triệu đồng. Chú Tư cho biết loại cá này có giá trị kinh tế gấp 3 – 4 lần so với cá xiêm thuần chủng, do đó đầu tư sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, dễ dàng có thị trường.

Ngoài hiệu quả kinh tế, chú Tư còn chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình nuôi. Về chế độ cho ăn, mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng và chiều, cho ăn mỗi lần một lượng trùng bằng hạt đậu xanh); Không nên cho ăn nhiều, cá sẽ khó tiêu hoá và gặp các bệnh đường ruột; Cũng không nên cho ăn quá ít, cá sẽ không phát triển bình thường. Về nguồn nước không nên thay liên tục hay để quá lâu; Mỗi ngày khi ngắm cá, để ý xem có hồ nào nước ngã màu hay bị đục hơn những hồ khác thì thay những hồ này trước, nếu không vấn đề gì thì trung bình mỗi tuần thay nước một lần là được.

Chú Tư cũng cho biết: “Trong quá trình nuôi nên áp dụng theo kỹ thuật, nhưng bên cạnh đó cần phải có niềm đam mê, yêu thích, mới có nhiệt huyết để sống với nghề và từng bước đạt hiệu quả cao vì bất kỳ nghề nào đều phải có niềm đam mê, yêu thích mới có hiệu quả”.

TTKNTPHCM
Đăng ngày 09/04/2019
Minh Hiếu
Nuôi trồng

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 00:13 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 00:13 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 00:13 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 00:13 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 00:13 11/10/2024
Some text some message..