Người nuôi cá lồng lao đao vì nước sông Đà cạn kiệt

Một số hộ dân nuôi cá lồng trên sông Đà ở khu vực huyện Thanh Thủy đang lâm vào tình cảnh lao đao bởi nước sông Đà rút mạnh.

Người nuôi cá lồng lao đao vì nước sông Đà cạn kiệt
Người nuôi cá lồng lao đao vì nước sông Đà cạn kiệt

Ông Dương Tiến Dũng, chủ 17 lồng cá trên sông Đà, ở khu 5, xã Xuân Lộc, Thanh Thủy cho biết: Từ ngày 27/12/2018, nước sông Đà bắt đầu rút mạnh, nhiều doi cát giữa sông nhô lên, khiến cho người nuôi cá lồng phải vất vả ứng phó với tình trạng nước sông rút mạnh.  Hiện nay, có khoảng 1/2 số lồng cá trong tổng số 146 lồng trong tình trạng bị cát sô vào lấp đáy lồng và cạn nước, phải di chuyển cá, lồng đi nơi khác đảm bảo an toàn...

Hộ ông Đặng Văn Luyện, hiện có 21 lồng cá thì 1/2 số lồng đã nằm trên cát hoặc đáy lồng bị lấp cát. Để cứu cá, ông và nhiều lao động đã phải bơm, sục cát bằng máy áp lực và tời lưới lên cho nổi bè để cứu cá; huy động nhân công đào cát đáy lồng để chuyển lồng đi nơi khác tránh tình trạng lồng mắc cạn hoặc nằm trơ trên cát, làm cá chết.

Theo ông Dũng, tình trạng nước cạn kiệt như hiện tại, phải gần 4 năm nay mới diễn ra, nếu nước sông Đà tiếp tục cạn như hiện nay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề chăn nuôi cá lồng, bên cạnh đó, số lượng bè mắc cạn, “trắng” cá sẽ tăng lên, gay thiệt hại nghiêm trọng cho hàng trăm lồng cá trên địa bàn.

nuôi cá lồng, nuôi cá sông Đà, nuôi cá, nuôi cá Phú Thọ

Thông tin ban đầu, mặc dù trên địa bàn huyện Thanh Thủy, dọc sông Đà có nhiều xã nuôi cá lồng, tuy nhiên chỉ duy nhất xã Xuân Lộc bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do tình trạng nước cạn bất thường ở sông Đà gây nên.

Báo Phú Thọ
Đăng ngày 03/01/2019
Quốc Hội
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 08:54 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 08:54 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 08:54 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:54 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 08:54 26/11/2024
Some text some message..