Chelsea là một người quản lý nhiệt tình với tinh thần “xắn tay áo”. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong các vai trò như: kinh doanh, tiếp thị và quản lý trong môi trường khởi nghiệp và doanh nghiệp. Chelsea Andrews nói “Với tư cách là Tổng Giám đốc Khu vực Châu Á của XpertSea, tôi đã xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như hợp tác với những doanh nghiệp tư nhân, tổ chức phi chính phủ và đối tác địa phương”. Về học thuật, cô đã hoàn thành chương trình MBA tại Học viện bách khoa Rensselaer, bằng cử nhân kỹ thuật, và bằng thạc sĩ nghệ thuật biểu diễn tại Smith College.
Chelsea Andrews (ngoài cùng bên phải) với nhóm châu Á của XpertSea.
Với nhiều nỗ lực, Chelsea và nhóm của cô ấy đã giúp cho người nuôi tôm Châu Á tiếp cận được công nghệ AI vào trong quản lý tăng trưởng và sức khỏe tôm nuôi. Cụ thể, sản phẩm đó chính là XperCount2, được kết nối với phần mềm quản trị, cho phép người nuôi tôm biết được số lượng, và chất lượng hậu ấu trùng tôm (khi thả giống), đến việc quản lý trọng lượng, tăng trưởng, dự đoán sản lượng và hình ảnh của ao tôm (trong quá trình nuôi) chỉ trong vài giây. Hiện nay, XpertSea đã nâng cấp chức năng nầy bằng app trên điện thoại di động, được sử dụng rất dễ dàng và nhanh chóng trên hai nền tảng Android và IOS. Với dữ liệu và hình ảnh chụp được về tôm, người nuôi có thể biết ngay lập tức tất cả thông tin về tôm nuôi của mình một cách đáng tin cậy.
Chelsea Andrews tại ao nuôi tôm ở Trần Đề, Sóc Trăng.
Thực tế hiện nay, khi mở rộng quy mô nuôi thì người nuôi phải đối mặt với những thách thức nhằm đảm bảo độ chính xác cao nhất từ lúc thả giống đến lúc kiểm soát trọng lượng tôm từ bể ương qua ao nuôi thương phẩm. Thông tin này, nếu không chính xác, có thể tác động tiêu cực đến hiệu suất của ao và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), cụ thể là tâm lý của người nuôi thường cho ăn dư hơn nhu cầu thực của tôm, dẫn đến việc ô nhiễm môi trường nước và tốn thêm chi phí xử lý nước. Tôm vẫn khỏe mạnh sau khi được lấy mẫu, không bị thương tích và dữ liệu được lưu trữ và quản lý trên nền tảng kỹ thuật số theo thời gian thực. Điều này cho phép các phép đo chính xác về kích thước và phân bố trọng lượng được cập nhật một cách liên tục.
Ứng dụng còn cung cấp sự ước tính về sản lượng và cỡ tôm trong hai tuần tiếp theo được xây dựng bởi AI. Đồng thời, khả năng chia sẻ và trao đổi thông tin của ao nuôi từ cấp nhân viên đến quản lý và chuyên gia ở mọi nơi trên thế giới được thực hiện liên tục. Đây là một giải pháp mạnh mẽ để cải thiện việc ra quyết định hàng ngày, giúp tôm tăng trưởng nhanh hơn, chuyển đổi thức ăn hiệu quả hơn và quản lý chất lượng nước tốt hơn.
Bằng việc lưu trữ không giới hạn hình ảnh tôm được chụp trong suốt vụ nuôi, người nuôi tôm giờ đã có thêm một nguồn dữ liệu mang tính tham khảo để có thể đánh giá, và so sánh các quy trình nuôi, loại thức ăn, cách thức xử lý bệnh,... giữa các ao khác nhau trong cùng vụ nuôi hoặc qua từng năm. Đồng thời góp phần đánh giá được sự hiệu quả của việc sử dụng thuốc dùng trong quá trình nuôi và khả năng sử dụng thức ăn của tôm. Chính vì các số liệu được ghi nhận định kỳ, phân tích và lưu trữ, nên người nuôi có thể biết được sự cải thiện hay bất kỳ diễn biến bất thường nào khác về tình trạng sức khỏe tôm, để có những thay đổi kịp thời.
Chelsea Andrews cho rằng “Với khả năng dự đoán mạnh mẽ hơn, AI nắm giữ chìa khóa cho chuỗi cung ứng nuôi trồng thủy sản hiện đại bằng cách cung cấp cho nông dân khả năng tiếp cận người mua nhiều hơn, thanh toán thu hoạch nhanh hơn và hướng dẫn để đạt được lợi nhuận cao hơn thông qua các hoạt động tối ưu”.