Nguy cơ mất cân bằng hệ sinh thái nước ngọt từ cá lau kiếng

Cá lau kiếng hay còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà là loài cá nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống chủ yếu ở đáy các thủy vực nước ngọt, nước lợ. Cá được nhập về Việt Nam chủ yếu từ HongKong và Singapore theo dạng cá cảnh.

cá lau kiếng
Ảnh minh họa: Internet

Thức ăn chính là các loài rong, tảo bám trên bề mặt thực vật hoặc nền đáy, đây là loài ăn tạp, cạnh tranh thức ăn với các loài khác, sinh sản nhanh khi phát tán ra ngoài thủy vực tự nhiên. Cá có khả năng sinh sản quanh năm, tỷ lệ cá con sống khoảng 70% và sức sống rất cao. Chúng xuất hiện tràn lan ra ao hồ sông suối do những người bán và nuôi cá cảnh phát tán bởi không cảnh giác đối với những bất cập của loài cá lạ này.

Cá lau kiếng rất dễ thích nghi với môi trường sông nước. Ở môi trường mới, một số loài cá lau kiếng có thể đạt đến kích thước 70cm trong khi ở nguyên quán kích cỡ lớn nhất của chúng chỉ khoảng 30cm. Không chỉ ăn rong tảo và mùn bã, cá mẹ lẫn cá con đều có thể tiếp cận loài cá khác hút nhớt làm các loài cá khác giảm khả năng phát triển. Nếu các loài cá khác có khả năng thích nghi kém sẽ chết. Loài cá này còn ăn cả trứng của các loài cá khác, làm suy giảm số lượng, thậm chí làm biến mất một loài cá nào đó. Nguy hiểm hơn, chúng lấn át sinh vật bản địa, tạo ra sự mất cân bằng sinh thái. Sau thời gian phát tán ra tự nhiên, cá lau kiếng đang trở thành loài có nguy cơ xâm hại các loài cá khác ở cùng một môi trường sống. Đây là loài cá không mang lại giá trị kinh tế, đang có chiều hướng tăng nhanh trên các sông rạch, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo các thông tin từ báo chí, hiện nay loài cá này đã có mặt trên khắp các ao, đìa, kênh rạch ở các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hậu Giang,… Nhiều địa phương cũng đã có các văn bản hành chính chỉ đạo việc giám sát tình hình việc cá lau kiếng phát tán ra môi trường nước tự nhiên để có các biện pháp ngăn chặn.

Trên địa bàn huyện Ba Tri, loài cá này cũng đã xuất hiện khá rộng rãi ở các sông ngòi, kênh rạch, ao đìa dù mật độ chưa đến mức quá cao. Đáng lưu ý là kể từ lúc cá lau kiếng xuất hiện, cũng là lúc lượng cá đồng ngày càng giảm đi. Nhiều người dân vốn trước đây sinh sống hoặc tăng thu nhập bằng nghề chài lưới trên kênh thì nay gặp rất nhiều khó khăn vì khi thả lưới mắc cá lau kiếng, làm rách chài, lưới, gây thất thu cho người dân và tốn kém chi phí để mua lưới mới.

Để hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của cá lau kiếng ra môi trường, bảo vệ cân bằng hệ sinh thái nước ngọt tại địa phương, chúng ta cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của cá lau kiếng, không nên phóng thích loài này ra môi trường nước tự nhiên; khảo sát nắm tình hình việc cá lau kiếng đã phát tán ra môi trường tự nhiên để có biện pháp quản lý; tuyên truyền, kêu gọi người dân đánh bắt, tiêu diệt từ cá con đến cá trưởng thành; tát cạn ao nuôi, dùng vôi bột để làm sạch ao nhằm tiêu diệt trứng và cá con; thịt cá lau kiếng cũng có thể chế biến để làm thức ăn cho người, gia súc, gia cầm.

Báo Đồng Khởi, 01/04/2014
Đăng ngày 05/04/2014
Đại Thắng
Môi trường

Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
• 09:33 09/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 10:07 04/10/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 14:11 01/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 03:04 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 03:04 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 03:04 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 03:04 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 03:04 11/10/2024
Some text some message..