Nguy cơ ngộ độc so biển

(tepbac) Ngày 5/4/2013, Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng  đã tiếp nhận bệnh nhân Nghiêm Thị Uyên (16 tuổi) ở tổ dân phố số 2, phố Điện Biên, Đồng Tiến 2, phường Bàng La, Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng do ngộ độc. Bố bệnh nhân là Nghiêm Danh Hiền, 52 tuổi đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Kết quả kiểm tra mẫu bệnh phẩm cho thấy bệnh nhân trúng độc tố tetrodotoxin chứa trong con so biển . Sự việc này một lần nữa làm dấy trong dư luận nỗi lo ngộ độc do nhầm lẫn giữa sam và so.

so biển
Ảnh: so biển có tiết diện cắt ngang đuôi hình tròn

   Thế giới đã ghi nhận được có bốn loài sinh vật biển thuộc họ sam. Trong đó xuất hiện phổ biến tại các vùng biển Việt Nam là loài Tachypleus tridentatus (còn gọi con sam hay sam đuôi tam giác…) và Carcinoscopius rotundicauda (còn gọi con so hay sam lông…). 

   Sam là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, một số nghiên cứu còn cho thấy trong máu sam có chứa hoạt chất sinh học như: limulus amoebocyte lysate, lectin, tachyplesin I... có tính ứng dụng cao trong bào chế dược và kỹ thuật y khoa. 


Ảnh: sam biển có tiết diện cắt ngang đuôi hình tam giác

   Trái lại, so là loài cực độc. Trong so có chất tetrodotoxins, là độc tố thần kinh rất mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, làm ngưng thở, dẫn đến tử vong, ngay cả với liều độc thấp, hiện nay vẫn chưa có thuốc giải. Tetrodotoxin  tập trung ở gan, nội tạng, da và tuyến sinh dục của so biển. Đặc biệt, độc tính ở con so biển cái cao hơn nhiều so với con đực (vì nồng độ độc tố có chứa rất nhiều ở buồng trứng).

   Sam trưởng thành có trọng lượng trung bình từ 1,5-2 kg, so thường nhỏ hơn với chiều dài thân từ 20-25 cm, trọng lượng dưới 1kg. Tuy nhiên, để phát triển  thành cá thể có kích thước trưởng thành, sam cần thời gian  khoảng 10 năm, do đó rất có thể so sẽ bị nhầm với những con sam còn non. 

   Đặc điểm phân biệt dễ nhất là  quan sát hình dạng đuôi: tiết diện cắt ngang của đuôi sam có hình tam giác, dọc chiều dài đuôi của sam thường có các gai đuôi. Còn tiết diện cắt ngang của đuôi so có dạng hình trứng hay tròn, trên đuôi thường không có gai đuôi.  ngoài ra, trên mình sam có nhiều khoanh tròn dọc từ đầu đến đuôi, còn khoanh tròn trên mình so biển thường cách đuôi từ 3 cm - 4 cm.

  Một  điều đáng  lưu ý  khác là không chỉ sam mới đi thành cặp. Vào mùa sinh sản (tháng 4 – tháng 7) so cũng bám cặp, con đực bám trên con cái.

   Ngộ độc do nhầm lẫn giữa thịt sam và so khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là vùng duyên hải miền Trung và các tỉnh Đồng bẳng sông Cửu Long. Khi bị ngộ độc do so biển, cần uống nhiều nước và tìm cách gây nôn hết thức ăn trong dạ dày và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Để phòng tránh ngộ độc, người tiêu dùng cần thận trọng khi mua sam và phải chắc chắn là sam mới sử dụng.

tepbac.com
Đăng ngày 08/04/2013
Phương Thảo
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 20:04 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 20:04 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 20:04 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 20:04 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 20:04 11/01/2025
Some text some message..