Nguy cơ ô nhiễm ở các vùng nuôi tôm Quảng Nam

Do đầu tư sản xuất ào ạt, không có hệ thống xử lý nước thải nên nhiều khu dân cư ở các vùng nuôi tôm trên cát phải đối mặt với tình trạng nguồn nước bị nhiễm mặn và nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Nguy cơ ô nhiễm ở các vùng nuôi tôm Quảng Nam
Nuôi tôm ngay trong vườn nhà đã khiến cho nguồn nước bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Ảnh: QUANG VIỆT

Ô nhiễm nghiêm trọng

Cứ đến mùa nắng nóng là người dân ở các vùng nuôi tôm trên cát thuộc các huyện Thăng Bình, Núi Thành lo lắng vì nước sinh hoạt bị nhiễm mặn. Ở các thôn Hòa Bình, Hòa An, Bình An của xã Tam Hòa (Núi Thành), nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn do nuôi tôm nên người dân bắt buộc phải mua nước về sử dụng.

“Nước bị mặn nên sinh hoạt rất khó khăn. Đã vậy, ngay cả giặt áo quần hay tắm giặt cũng phải chắt chiu từng giọt. Mỗi thùng nước có giá hàng chục nghìn đồng mà chúng tôi sinh kế tạm bợ, đắp đổi qua ngày nên vô cùng khổ sở” - bà Ngô Thị Liêu ở thôn Hòa Bình nói.

Quanh ngôi nhà bà Liêu đang ở là bề bộn các ao nuôi tôm. Nhiều hộ nuôi ngay trong vườn nhà. Bà Liêu cho rằng, dù đã lót bạt trên cát để nuôi tôm nhưng nguồn nước từ ao nuôi vẫn thẩm thấu xuống đất từ năm này qua năm khác khiến cho nước ngầm bị thoái hóa, nhiễm mặn.

Từ xã Tam Hòa, theo con đường Thanh niên ven biển, chúng tôi có mặt ở các vùng nuôi tôm trên cát thuộc các xã Tam Tiến (Núi Thành), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bình Nam, Bình Hải, Bình Sa (Thăng Bình), tận mắt chứng kiến môi trường đã bị ô nhiễm do nuôi tôm trên cát tràn lan, tự phát.

Ở các thôn Kỳ Trân, Đồng Trì, Phước An (xã Bình Hải), nhiều khu vực rừng phi lao phòng hộ nham nhở vì bị chặt phá để đầu tư nuôi tôm trên cát. Các công trình ao nuôi tôm được nông hộ đầu tư được chăng hay chớ, không hề có hệ thống xử lý nước thải. Nước bẩn, nước chứa tôm chết bị xả thải tràn lan ra bên ngoài. Nhiều hộ cho rằng, vì chỉ nuôi tôm tạm thời nên không dám đầu tư đồng bộ máy móc, thiết bị xử lý nước thải.

Tại các thôn Nghĩa Hòa, Phương Tân (xã Bình Nam), la liệt các ao nuôi tôm không đầu tư hệ thống bảo vệ môi trường. Nước thải xả trực tiếp xuống biển và sông Trường Giang.

Ông Trần Văn Tốt - Chủ tịch UBND xã Bình Nam cho biết, nước sông Trường Giang đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do nuôi tôm tự phát. Nhiều khu vực nước biển cũng ô nhiễm vì quá trình nuôi tôm không xử lý nước thải mà xả thẳng ra bên ngoài.

Cần chấn chỉnh

Theo bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam, đến thời điểm này, tại các vùng nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nước lợ nói riêng trên địa bàn chưa hề có hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt, nước mặn đến vùng nuôi. Nguồn nước cấp và nước thoát đều chỉ có một kênh duy nhất. Do đó, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi là không tránh khỏi. Hệ lụy là vừa khiến người nuôi tôm thua lỗ vừa khiến môi trường bị đầu độc.

“Giải pháp khả dĩ cho nghề nuôi tôm nước lợ Quảng Nam là phải nuôi tập trung với mỗi vùng có diện tích 10ha trở lên. Để thuận lợi cho sản xuất thì nhất thiết nông hộ phải đầu tư hệ thống xử lý nguồn nước, nước cấp vào ao nuôi và nước thải ra bên ngoài. Ngành đã đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ đầu tư hệ thống thủy lợi để phục vụ cho nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm ở các vùng có độ mặn cao hơn 20‰” - bà Tâm nói.

Theo ngành chức năng, cái khó là để nuôi tôm ở các vùng sản xuất tập trung thì đòi hỏi nông hộ phải có tiềm lực tài chính khá, huy động nguồn vốn lớn để đầu tư các yếu tố hạ tầng thiết yếu. Mà việc này thì chỉ có thể trông chờ vào doanh nghiệp lớn chứ hợp tác xã, tổ hợp tác và nông hộ còn nhỏ lẻ, manh mún.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết, nuôi tôm nước lợ ở Quảng Nam đã tồn tại nhiều bất cập, vì thế phải chấn chỉnh theo hướng phát triển bền vững. Vùng nuôi tôm tập trung là lựa chọn tất yếu. Theo đó, bắt buộc phải kiện toàn lại hệ thống giao thông phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, phải có hệ thống kênh cấp và thoát nước riêng biệt, chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu, đảm bảo đủ cấp và thoát nước khi cần thiết. Hệ thống cấp và thải nước phải độc lập với nhau, được quản lý đảm bảo không làm ô nhiễm nguồn nước lẫn môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, phải có hệ thống chứa nước, xử lý nước thải, chất thải từ khu vực nuôi trước khi thải ra môi trường. Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Mỗi cơ sở nuôi tôm thuộc vùng tập trung phải có khu chứa bùn thải đảm bảo xử lý hết lượng bùn thải sau mỗi đợt nuôi. Khu chứa bùn thải có bờ ngăn không để bùn và nước từ bùn thoát ra môi trường xung quanh. Ngoài ra, vùng nuôi phải có hệ thống thu gom, phương tiện phân loại, tập kết và xử lý rác, chất thải.

Theo bà Lê Thị Tuyết Hạnh - Phó Giám đốc Sở TN-MT, các quy định về đầu tư thiết bị, quy trình xử lý chất thải trong nuôi tôm để bảo vệ môi trường đã được ban hành lâu nay trên địa bàn tỉnh nhưng do công tác quản lý ở cơ sở còn kém; các nông hộ nuôi tôm sản xuất được chăng hay chớ, vì lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành nhưng khi phát hiện chủ yếu mới dừng lại ở hình thức nhắc nhở, chưa xử lý mạnh tay. Vậy nên, cần chấn chỉnh công tác quản lý nuôi tôm ở các địa phương ven biển, cần vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền cấp huyện, cấp xã, nhất là sự hưởng ứng, tuân thủ quy định của nông hộ nuôi tôm.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 08/05/2019
Việt Nguyễn
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 03:51 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 03:51 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 03:51 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:51 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 03:51 27/12/2024
Some text some message..