Nguy hiểm khó lường từ tảo sợi trong nuôi tôm thẻ

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên, có vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn của tôm, cá và các sinh vật khác. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu sự có mặt của tảo trong ao nuôi không phát triển ngày một nhiều, tác động tiêu cực đến tôm và môi trường ao nuôi. Việc hiểu và nhận biết tảo trong ao nuôi sẽ giúp người nuôi kịp thời phát hiện và có những biện pháp xử lí hiệu quả.

Tảo sợi
Tảo sợi là một loại tảo thực vật đơn bào có cấu trúc sợi, thuộc vào nhóm tảo xanh

Tảo sợi là gì?

Tảo sợi là một loại tảo thực vật đơn bào có cấu trúc sợi, thuộc vào nhóm tảo xanh. Tảo sợi có khả năng tự phát triển tạo ra những tia sợi dài, mảnh và thường tụ thành những bụi tảo hoặc mảng lớn màu xanh dày đặc trên mặt ao, người nuôi có thể dễ dàng quan sát được.

Các loài tảo sợi có nhiều cách tồn tại khác nhau, nhưng tất cả đều có cách tăng trưởng tương tự nhau.  Khi ao nuôi trở nên dư thừa chất dinh dưỡng, chúng sẽ bắt đầu phát triển dưới đáy ao, thường là vào mùa đông và đầu mùa xuân, tạo thành những sợi tảo dài hoặc các khuẩn lạc trong ao nuôi.

Vào độ giữa hè thời tiết ấm áp, tảo sợi sẽ liên kết với nhau tạo thành các tấm thảm lớn nổi lên bề mặt ao cản trở không khí. Có thể để ý thấy hầu hết tảo sợi dễ phát triển mạnh trong những vũng nước đọng ấm áp, giàu chất dinh dưỡng.

Đa số các loại tảo đều phát triển quá mức, dẫn đến một số vấn đề quản lý như mất mỹ quan, cản trở bơi lội, và can thiệp vào đánh bắt cá. Khi tảo chết chúng sẽ làm chết cá do môi trường ô nhiễm và thiếu oxy do sự phân hủy chúng tiêu tốn nhiêu oxy.

Tác động đến ao nuôi

Lợi

- Cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và một số loài sinh vật khác.

- Khi chúng phát triển ở mức vừa phải sẽ hỗ trợ ổn định nguồn nước ao nuôi.

Hại

- Giảm ôxy: Khi tảo sợi phát triển dày đặc, chúng có thể che phủ bề mặt ao, gây khó khăn cho quá trình trao đổi khí giữa nước và không khí. Dẫn đến giảm lượng oxy trong ao, cản trở quá trình hô hấp, gây nguy hiểm cho tôm.

- Cạnh tranh dinh dưỡng: Khi ném thức ăn cho tôm thì thức ăn sẽ bị lớp tảo dày hình thành trên mặt ao cuốn vào tảo khiến tôm không ăn được và dần phân hủy tạo thành nguồn dinh dưỡng cung cấp cho tảo sợi ngày càng phát triển. Điều này gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm.

Tảo nở hoaĐôi khi sự phát triển quá nhanh của tảo đôi sẽ dẫn đến hiện tượng "nở hoa". Ảnh: biofloc.vn

- Vi khuẩn phát triển: Lớp màng dày đặc trên bề mặt ao do tảo hình thành sẽ trở thành dinh dưỡng và nơi ẩn náu lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh, làm gia tăng rủi ro nhiễm bệnh cho tôm nuôi.

- Sinh khí độc: Tảo sợi sau khi chết đi sẽ phân hủy và sinh ra lượng lớn khí độc NH3 đồng thời làm tăng nồng độ khí độc NO2 trong ao tôm. Nếu lượng khí độc quá cao sẽ làm chức năng miễn dịch, sức đề kháng của tôm bị giảm dễ nhiễm các bệnh như hội chứng gan tụy cấp, EMS..... …

- Tắc nghẽn hệ thống lọc: Khi tảo sợi phát triển nhanh có thể gắn kết lại với nhau và hình thành những búi tảo. Những búi tảo này có thể gây tắc nghẽn hệ thống lọc trong ao nuôi tôm, làm giảm hiệu suất lọc nước.

Kiểm soát tảo sợi

Vật lý/ cơ học

- Cách đơn giản nhất là dùng vợt hoặc lưới để vớt và kéo lớp tảo này lên. Sau đó phải vứt bỏ những tấm tảo ra xa để tránh trường hợp tảo phân rã mang theo các chất dinh dưỡng trở lại ao. 

- Sục khí oxy vào đáy ao, giúp kích thích photpho được hấp thụ vào trong trầm tích của ao nuôi, lượng photpho có sẵn trong nước sẽ không gia tăng thêm và tảo sẽ không có photpho để sử dụng và tăng trưởng.

Sinh học

- Dùng rơm rạ, tuy không tiêu diệt được các loại tảo sợi đang tồn tại trong ao nhưng có thể ức chế sự phát triển tảo mới.

- Nuôi cá trắm cỏ trong ao thì sẽ không thấy sự phát triển của tảo sợi, do cá có thể ăn được loại tảo này.  

- Thêm nước và bổ sung men vi sinh cũng là biện pháp có thể giảm sự phát triển của tảo bằng cách tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong ao

Hóa học

Khi sử dụng hóa chất diệt tảo cần tuân thủ đúng liều lượng của nhà sản xuất. Có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật dưới nước đã được chấp thuận để kiểm soát tảo. Hầu hết chứa các thành phần hoạt tính khác nhau của các dạng hợp chất đồng như CuSO4, C2H7CuNO+,..Các chất khác là thuốc nhuộm, endothall, Algaecide,…

Đăng ngày 24/07/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 20:51 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 20:51 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 20:51 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 20:51 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:51 17/11/2024
Some text some message..