Nguyên nhân ban đầu hiện tượng cá chết tại hồ Tây

Chiều 8-7, ngay sau khi nhận được thông tin cá chết tại hồ Tây, các đơn vị chức năng của TP Hà Nội đã chỉ đạo Công ty Khai thác cá Hồ Tây kiểm tra, thu vớt cá chết và dọn dẹp vệ sinh môi trường. Tính đến cuối ngày, đơn vị đã vớt được 2 thuyền cá, ước tính khối lượng khoảng hơn 300kg.

Nguyên nhân ban đầu hiện tượng cá chết tại hồ Tây
Cá chết nổi lên mặt hồ Tây.

Nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng cá chết được xác định là do thời tiết thay đổi bất thường. Sau đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, chiều 7-7, trời bắt đầu có mưa dông khiến cá trong hồ có thể ngạt khí chết.

Theo chỉ đạo của thành phố, đêm 8-7 và ngày 9-7, Công ty Khai thác cá Hồ Tây và Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội tiếp tục bố trí lực lượng, thuyền để sẵn sàng vớt cá chết nếu tình trạng trên tiếp tục xảy ra.

Theo phản ánh của một số người dân khu vực ven hồ Tây, hiện tượng cá chết đã xuất hiện rải rác từ cuối ngày 7-7, ban đầu chỉ là một số loại cá nhỏ, nhưng đến sáng 8-7, đã xuất hiện nhiều loại cá lớn hơn bị chết như: Cá mè, cá chép. Cá chết rải rác ven hồ, tập trung nhiều ở phía đường Lạc Long Quân và Phủ Tây Hồ, bốc mùi khó chịu. Đặc biệt, trong thời tiết thất thường, cá nhanh chóng phân hủy, bốc mùi hôi thối. Nhiều người đi qua khu vực này phải bịt khăn kín mít để ngăn mùi hôi xộc thẳng vào mũi.

Ngoài các thuyền vớt cá của đơn vị chức năng, một số người dân cũng đến vớt cá về cho lợn ăn hoặc bón cây. Anh Nguyễn Sơn Tùng, người dân đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ cho biết, đây không phải là lần đầu có hiện tượng cá chết ở hồ Tây. Khoảng cuối năm 2016, hàng trăm tấn cá chết nổi trắng mặt hồ đã khiến gia đình anh phải đóng kín cửa để tránh mùi hôi thối. Anh Tùng hy vọng lần này cá sẽ không chết quá nhiều và các cơ quan chức năng sớm tìm rõ nguyên nhân, xử lý triệt để, bảo đảm vệ sinh môi trường mặt nước hồ, không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Được biết, tại thời điểm cá chết với khối lượng lớn chưa từng xảy ra tại hồ Tây vào tháng 10-2016, chỉ số ô-xy đo được tại tầng nước mặt bằng 0, lượng amoni tăng gấp 24 lần so với quy định. TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp tăng ô-xy cho hồ này bằng hàng chục máy bơm sục khí, tạo ô xy và các chế phẩm cải tạo môi trường nước... 

Hà Nội cũng xác định được nguyên nhân khiến cá chết ở hồ Tây và một số ao hồ khác trên địa bàn là do hầu hết  là hồ điều hòa, vẫn còn nước thải chảy vào, gây nên hiện tượng tái ô nhiễm nước. Cùng đó, thời tiết thay đổi dẫn tới thiếu ô-xy trong nước, hàm lượng DO (lượng ô-xy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của thủy sinh) thấp.

Đáng chú ý, một trong những nguyên nhân khiến cá chết nhiều là do ý thức người dân kém, vẫn xả thẳng rác thải trái phép vào hồ. Ngoài ra, việc cho phép nuôi, thả cá kinh doanh làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường hồ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cá chết.

TTXVN
Đăng ngày 09/07/2018
PV
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Cá bè trên sông Đồng Nai chết hàng loạt sau mưa lớn: Người nuôi cá thiệt hại nặng nề

Ngày 29-5, tại khu vực phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đã báo cáo hiện tượng cá chết hàng loạt sau trận mưa lớn vào ngày 28-5. Ước tính ban đầu, khoảng 6 tấn cá các loại như rô phi, chép, trê, lăng, mè hỏi và trắm đã bị chết, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Cá chết
• 09:00 01/06/2025

Đa dạng sinh học biển và vai trò trong khai thác thủy sản bền vững

Đa dạng sinh học biển là sự phong phú và đa dạng của các loài sinh vật sống trong môi trường biển, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các hệ sinh thái biển như rạn san hô, cỏ biển, và rừng ngập mặn. Đây là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển mà còn đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Đa dạng sinh học biển không chỉ cung cấp nguồn lợi thủy sản mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và sức khỏe của các hệ sinh thái biển.

Đa dạng sinh học biển
• 11:12 30/05/2025

Cá chết hàng loạt: Nguyên nhân và giải pháp cho người nuôi

Những ngày đầu tháng 5/2025, người dân TP.HCM không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết trắng mặt nước trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với người nuôi trồng thủy sản.

Cá chết
• 09:55 12/05/2025

Vai trò của khu bảo tồn biển trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khu bảo tồn biển (Marine Protected Area – MPA) là vùng không gian biển được quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Tùy theo mức độ bảo vệ, có thể cấm hoặc hạn chế các hoạt động như khai thác thủy sản, du lịch, vận tải biển để đảm bảo duy trì hoặc phục hồi sự đa dạng sinh học.

San hô biển
• 10:03 05/05/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 19:43 19/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 19:43 19/06/2025

Làm tối môi trường nuôi có giúp tăng sắc tố tôm?

Màu sắc tôm rất quan trọng, cả về mặt chất lượng cảm quan và giá trị thương phẩm. Màu sắc tôm tươi ngon, đặc trưng của từng loài giúp người tiêu dùng nhận biết và đánh giá chất lượng sản phẩm. Ở một số quốc gia, màu sắc tôm thường được dùng để phân loại và định giá tôm chất lượng cao.

Tôm luộc
• 19:43 19/06/2025

Thủy sản Việt Nam chuyển động cùng thế giới đổi thay

Trước rủi ro từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chủ động tái cơ cấu thị trường xuất khẩu và để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, sản phẩm được chế biến đa dạng hơn. Trong khó khăn đang rõ khả năng chuyển động cùng thế giới thay đổi của thủy sản Việt Nam.

Nuôi trồng thủy sản
• 19:43 19/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 19:43 19/06/2025
Some text some message..