Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
Nước ao nuôi tôm. Ảnh minh họa: Tép Bạc

Những nguyên nhân dẫn đến màu nước ao nuôi đục

Do nguồn nước nuôi tôm giàu phù sa, trong nguồn nước có nhiều chất lợn cợn, lơ lửng.

Do thành phần bùn mịn, hạt đất sét bị tác động bởi thời tiết, cơ học, hoà tan vào nguồn nước. Trầm tích lắng đọng cũng làm nguồn nước nuôi tôm bị đục. Các hạt đất sét tích điện âm (-) và lực đẩy lẫn nhau, chống lại các hạt tạo Floc với nhau và lắng xuống. Sự hiện diện các ion dương có chiều hướng trung hòa điện tích âm trên các hạt đất sét, làm cho chúng tạo Floc. Khả năng các ion dương tạo Floc các hạt đất sét tăng, với hóa trị tăng dần. Tổng kiềm thấp, cũng là nguyên nhân gây đục nguồn nước. Tốc độ các hạt keo đất sét lắng từ nước trở nên lớn hơn, khi tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (độ dẫn điện hoặc độ mặn) tăng lên.

Chiều hướng này mạnh hơn nếu độ cứng nước (hàm lượng Ca2+ và Mg2+ lớn hơn) cũng tăng ở mức cao hơn tổng hàm lượng chất rắn hòa tan. Khi độ kiềm thấp ≤ 30mg/L, khả năng đệm của nguồn nước thấp, pH biến động mạnh, nguồn nước hình thành các phản ứng kết tủa, người nuôi sử dụng các loại phân bón, vôi để ổn định pH, làm hạt sét lắng tụ…Ngoài ra, thức ăn dư thừa, phân tôm, tảo phát triển quá mức…cũng là nguyên nhân, làm nguồn nước nuôi tôm bị đục. 

Đáy ao nuôiĐối với các ao đất, tình trạng đục nước ao xảy ra nhiều hơn

Nguồn nước đục có những ảnh hưởng nhất định đến nuôi tôm thẻ

Trong quá trình xử lý nguồn nước trước khi nuôi, các hạt vô cơ điện tích âm như phù sa hoặc đất sét lắng dưới đáy, bị khuấy đảo, lơ lửng trong cột nước do, sục khí, chạy quạt…người nuôi gặp nhiều khó khăn, không tìm ra giải pháp hữu hiệu làm cho nguồn nước trong trở lại để nuôi. Bà con tốn rất nhiều chi phí mua thuốc, hoá chất, tốn nhiều thời gian để xử lý nguồn nước đục đạt chuẩn nuôi tôm.

Khi nguồn nước đục, làm hạn chế hàm lượng oxy hòa tan trong nước, làm giảm sự xâm nhập ánh sáng mặt trời vào nước, hạn chế sự phát triển của tảo do quá trình quang hợp bị đình trệ. Tôm có hiện tượng nổi đầu do thiếu oxy, mang tôm chuyển hồng do thiếu oxy, hạn chế quá trình hô hấp của tôm.Nguồn nước giàu phù sa, bám trên mang tôm gây cản trở hô hấp của tôm, gây tắc nghẽn mang tôm.

Trong ương tôm giống, khi nguồn nước đục, làm giảm tỷ lệ sống đối với tôm giống, do nguồn thức ăn tự nhiên phát triển rất hạn chế trong môi trường có nguồn nước đục. Người nuôi phải sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp, làm chi phí ương tôm giống tăng.

Nguồn nước đục làm thay đổi màu sắc vỏ tôm, chuyển dần từ trắng nâu, bạc nâu, hoặc nâu xanh sang trắng bạc, làm giảm giá trị thương mại tôm thương phẩm khi xuất bán. Mặt khác, các hạt lơ lửng, hạt sét là nơi trú ngụ của mầm bệnh, bệnh trong ao nuôi dễ bùng phát khi môi trường bất lợi.  

TTCTNguồn nước đục làm thay đổi màu sắc vỏ tôm. Ảnh: apanano.com


Biện pháp khắc phục độ đục nguồn nước nuôi tôm bằng việc sử dụng các chất lắng tụ

Các chất bao gồm Calcium sulfate (thạch cao), Calcium chloride, Aluminum sulfate (phèn nhôm). 

- Thạch cao CaSO4, liều sử dụng 100 - 150 mg/L.

- Phèn nhôm Al2(SO4)3, liều sử dụng 20 - 50mg/L. Bà con lưu ý khi sử dụng phèn nhôm, Alum (phèn nhôm) làm suy giảm tổng hàm lượng kiềm khoảng 0,5 mg/L đối với mỗi 1,0 mg/L của chất keo tụ này, khi sử dụng cần chủ động kiểm tra kiềm thường xuyên.

- Chất lắng tụ PAC – Aln(OH)mCl3n-m (Poly Aluminium Chloride), liều dùng 10 kg/1.000 m3, trung bình sử dụng 1 – 4g PAC/1m3 nước ao, hồ, đối với nước đục thấp (50 - 400 mg/l. Dùng 5 - 6g PAC, đối với nước đục trung bình (500 -700 mg/l); Dùng 7 - 10g PAC, đối với nước đục cao từ 800 - 1200 mg/l).

- Sử dụng oxy già, oxy già là hợp chất Hydrogen Peroxide (H2O2). Là chất lỏng không màu, nhớt hơn so với nước, khả năng oxy hóa mạnh. Bà con sử dụng liều 150 mg/m3, oxy già có tác dụng sát khuẩn, xử lý nước, diệt nấm, diệt các loại vi khuẩn, virus gây bệnh tôm. Đặc biệt, oxy già dùng để khử mùi hôi trong ao nuôi tôm bị ô nhiễm nước, hay làm giảm hàm lượng hữu cơ, phù sa trong nước. Liều sử dụng: 2 – 3 lít/1.000 m3 nước ao.

Các bước xử lý nguồn nước nuôi tôm bị đục, tuần tự bà con sử dụng. Tại ao xử lý hay hệ thống ao zic zắc, nguồn nước được xử lý bằng PAC (Poly Aluminum Chloride) với nồng độ 5 mg/m3 nước, tiếp theo là thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 4-5 mg/m3. Sau đó nước được xử lý bằng TCCA với nồng độ 5ppm và Chlorine nồng độ 15 – 30 mg/m3. Oxy già được sử dụng sau cùng với liều sử dụng: 2 – 3 lít/1.000 m3 nước. Tùy đặc điểm mỗi vùng nuôi, bà con chọn lựa hoá chất phù hợp. Tiêu chí tiết kiệm chi phí, những đảm bảo mục đích sử dụng, để có nguồn nước nuôi đạt chuẩn, tôm phát triển tốt.  

Đăng ngày 01/12/2023
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 23:51 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 23:51 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 23:51 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 23:51 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 23:51 16/02/2025
Some text some message..