Nguyên nhân tàu vỏ thép ở tỉnh Bình Định có nguy cơ bị phá sản

Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Trà Dương, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Định cho biết, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 11 chủ tàu vỏ thép mới được bàn giao đưa vào hoạt động chưa lâu đã có nguy cơ bị phá sản do làm ăn kém hiệu quả, rủi ro và chất lượng đóng tàu không đảm bảo, nhanh hư hỏng thiết bị phải lên nằm bờ chờ sửa chữa.

Nhiều chủ tàu vỏ thép ở tỉnh Bình Định nguy cơ bị phá sản
Đội tàu vỏ thép của tỉnh Bình Định. (Ảnh: Viết Ý/TTXVN)

Vì thời gian bám biển ít, thậm chí nhận tàu do lỗi thiết kế về kỹ thuật không phù hợp cho từng loại tàu và loại lưới khai thác, nên nhiều tàu nhận bàn giao nhưng phải bổ sung thiết kế và cải tạo lại mới có thể ra khơi được.

Vì vậy, hầu hết các tàu đều có nguồn vốn vay khá lớn từ 15-18 tỷ đồng/tàu. Dĩ nhiên chưa đưa vào hoạt động hoặc hoạt động khai thác ít do trục trặc kỹ thuật… nên hiệu quả kinh tế chưa có bao nhiêu, trong khi đó lãi vốn vay phải trả ngày càng tăng, nên nhiều chủ tàu đã chậm trả nợ cho ngân hàng và nếu thời gian kéo dài sẽ dễ dẫn đến phá sản.

Mặt khác, khi kéo dài thời gian trả nợ sẽ bị chuyển nhóm nợ theo quy định, đồng nghĩa với việc ngư dân sẽ không được Nhà nước hỗ trợ lãi suất theo quy định. Đồng thời, dư nợ quá hạn của các khoản vay sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình triển khai cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP cũng như hoạt động kinh doanh của các đơn vị.

Một số tàu hết thời hạn hạn kỳ mua bảo hiểm theo năm, như tàu của ông Nguyễn Việt Hằng (bảo hiểm đã hết hạn từ ngày 14/2/2017) nhưng đến nay chủ tàu vẫn chưa mua lại và theo Nghị định 67 và 89/NĐ-CP thì chủ tàu được hỗ trợ đến 90 % phí bảo hiểm.

Tuy nhiên, Công ty bảo hiểm PJICO cho rằng Chương trình đang chờ hướng dẫn tiếp của Bộ Tài chính đối với những tàu đến hạn bảo hiểm thì trước mắt chủ tàu phải chịu nộp 100% phí mua bảo hiểm (khoảng 120 triệu đồng/tàu) và sau này Bộ Tài chính có hướng dẫn thì Bảo hiểm sẽ hoàn lại sau. Nhiều chủ tàu than thở mức phí này là quá cao và vượt ngoài khả năng tài chính của họ.

Ngoài ra, chủ tàu còn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện các thủ tục để được công ty bảo hiểm bồi thường. Ví dụ như chủ tàu Nguyễn Thư, Hoài Nhơn, do tàu đi khai thác gặp sự cố sóng to đánh chìm ngoài khơi vùng biển Vũng Tàu từ tháng 11/2016 đến nay chưa có phương án trục vớt được.

Một số cơ sở đóng tàu như Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Nguyên Dương và Công ty trách nhiệm hữu hạn Đóng tàu Nam Triệu, chất lượng và kỹ thuật đóng tàu chưa đảm bảo. Theo hầu hết các chủ tàu, tàu đóng tại các công ty này mới đưa vào sử dụng chưa đầy một năm đã xuống cấp và có những tàu sau khi bàn giao nhưng theo thiết kế không phù hợp cho đánh bắt của từng loại lưới, buộc phải nằm bờ để cải tạo lại. Có trường hợp thiết kế kho lạnh dưới tàu không đảm bảo ảnh hưởng đến sản phẩm buộc phải sửa chữa tốn kém thời gian, công sức và tiền của.

Ông Phạm Minh Vương, chủ tàu 99144 -TS huyện Phù Cát cho biết, tàu sau khi bàn giao đến nay mới đi biển được 10 ngày thì gặp sự cố tàu bị hư hỏng và phải kéo vào nằm bờ gần hai tháng nay. Ông Minh đã yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn Đóng tàu Nam Triệu đến sửa chữa, nhưng vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi từ phía công ty.

Ông Trần Văn Hương, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phù Cát cho biết thêm, để giải quyết những khó khăn vướng mắc, nhất là nợ quá hạn và việc sửa chữa tàu bị hư hỏng trong quá trình khai thác (tất cả tàu còn trong diện bảo hành theo quy định), lãnh đạo huyện sẽ chỉ đạo lãnh đạo các địa phương vận động ngư dân trả lãi cho ngân hàng. Nếu quá hạn trả lãi thì ngư dân sẽ thiệt thòi không còn được hưởng lãi suất ưu đãi theo quy định. Lãnh đạo huyện sẽ tích cực can thiệp với các cơ sở đóng tàu cần khẩn trương giải quyết và khắc phục các sự cố cho tàu để ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển.

Để giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 67/2014/CP và Nghị định 89/2015/NĐ-CP, Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Định Nguyễn Trà Dương kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn cho các công ty bảo hiểm tàu cá vay vốn theo Nghị định 67/2014/CP.

Một số chủ tàu vay vốn theo Nghị định 67/2014/CP với thời hạn vay 11 năm, trả nợ gốc phân kỳ theo thỏa thuận. Tuy nhiên theo Nghị định 89/2015/NĐ-CP cho phép kéo dài thời hạn vay lên 16 năm và các chủ tàu đều có nguyện vọng điều chỉnh vốn vay từ 11 năm lên 16 năm nhằm giảm bớt áp lực trả nợ do số tiền đầu tư đóng tàu rất lớn.

Bộ Tài chính cần xem xét và có hướng dẫn cấp bù lãi suất trong trường hợp ngư dân đã đến hạn trả nợ nhưng chưa có nguồn thu để trả do các nguyên nhân chính như công ty đóng tàu không bàn giao tàu đúng thời hạn ký kết; giao tàu chất lượng kém, thiết kế không phù hợp thực tế và phải tốn thời gian sửa chữa, kéo dài thời gian ra khơi của ngư dân và do ảnh hưởng của thiên tai, rủi ro trên biển..

TTXVN
Đăng ngày 18/04/2017
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 15:53 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 15:53 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 15:53 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 15:53 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 15:53 27/12/2024
Some text some message..