Nhân giống và thử nghiệm nuôi thương phẩm thành công ba loại cá quý

Anh vũ, Dầm xanh, Lăng, Chiên và Bỗng là năm loại cá quý của các dòng sông phía Bắc mà người dân vùng sông nước thường gọi là “ngũ quý hà thủy". Ở tự nhiên, những loại cá này đã được đưa vào sách đỏ nhằm bảo tồn giống gen quý. Để khôi phục các giống cá quý, từ năm 2011 đến nay, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ đã xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất giống và thử nhiệm thành công nuôi thương phẩm cá Lăng chấm, cá Anh vũ, cá Bỗng trên địa bàn.

cá bỗng
Sau hơn 20 tháng nuôi thương phẩm trong lồng trên sông Đà tại xã Xuân Lộc huyện Thanh Thuỷ, cá Bỗng đạt trọng lượng khoảng 1,9 - 2 kg/con.

Để xây dựng được quy trình nuôi thương phẩm cá Anh vũ phù hợp, dựa vào tập tính sống tự nhiên của cá và điều kiện tại Phú Thọ, dự án đã lựa chọn 2 ao với diện tích 0,5ha/ao để tiến hành nuôi. Một ao nuôi nước tĩnh, một ao được hút sạch bùn, dải cát vàng và xếp đá, nước được bổ sung tạo dòng chảy tại Trại sản xuất giống cấp I; 2 ao nuôi cá Anh vũ được chăm sóc, cho ăn giống nhau. Với số lượng giống thả 5.000 con; kích cỡ 6cm/con, mật độ nuôi 0,5 con/m2. Sau 2 năm nuôi thử nghiệm, kết quả cho thấy mặc dù năng suất cá Anh vũ trong cả ao nước tĩnh và ao nước chảy đều vượt yêu cầu của dự án đề ra (0,4 tấn/ha), ao nuôi cá nước tĩnh năng suất bình quân đạt 0,4002 tấn/ha và ao nuôi cá nước chảy là 0,408 tấn/ha. Với mô hình cá Anh vũ hạch toán sơ bộ ban đầu cho thấy nếu nuôi trong ao nuôi nước chảy là 21,2 triệu đồng/ha/2 năm, ao nuôi cá Anh vũ nước tĩnh là 4,01 triệu đồng/ha/2 năm.

Lăng chấm là loài cá trước đây chỉ sống trong môi trường tự nhiên có giá trị kinh tế cao của hệ thống sông Hồng. Hiện tại cá Lăng chấm được xếp vào mức nguy cơ bậc V, cần phải bảo vệ gấp (Sách đỏ do Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường công bố năm 1992). Trước tình trạng khan hiếm cá Lăng chấm, Chi cục Thuỷ sản tỉnh đã xây dựng 3 dự án phát triển nuôi trong lồng trên sông và hồ chứa thuộc các huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Đoan Hùng. Trong đó lồng ghép đưa cá Lăng vào nuôi trên địa bàn các huyện, thành, thị. Sau khi kết thúc dự án, qua đánh giá, về hiệu quả kinh tế, Lăng chấm trên 2kg/con. Mô hình nuôi cá Lăng chấm trong ao nước tĩnh với mật độ 0,5 con/m2, lợi nhuận trung bình đạt 15,6 triệu đồng/1.000m2 tương đương với 156 triệu đồng/ha/2 năm, cho lợi nhuận và năng suất cao hơn nhiều so với nuôi cá truyền thống.

Trong quá trình thực hiện dự án, hàng năm giống cá Lăng chấm, cá Anh vũ được thả ra môi trường tự nhiên giúp cho công tác tái tạo và phát triển đối tượng có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Không chỉ sản xuất thành công giống cá Anh vũ và cá Lăng chấm, Chi cục Thuỷ sản tỉnh còn sản xuất thành công giống cá Bỗng quý hiếm. Giống cá này được nuôi thử nghiệm tại Trại sản xuất giống cấp I - Chi cục Thủy sản tỉnh và tại lồng trên sông Đà tại huyện Thanh Thủy với thời gian 36 tháng. Kỹ sư Lưu Văn Biên - Chủ nhiệm đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Bỗng Spinibarbun denticulatus (Oshima, 1926) tại tỉnh Phú Thọ” cho biết: Chúng tôi đã tiếp nhận thành công 3 quy trình công nghệ, gồm quy trình nuôi vỗ cá Bỗng bố mẹ, quy trình sinh sản nhân tạo cá Bỗng và quy trình ương nuôi cá Bỗng. Đồng thời, tổ chức thành công 2 mô hình: Nuôi cá Bỗng trong ao đất sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp, đối chứng là sử dụng hoàn toàn thức ăn xanh; mô hình nuôi cá lồng sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp, đối chứng là sử dụng hoàn toàn thức ăn xanh. Kết quả đều đạt 100 - 142% so với mục tiêu đề ra. Sau 2 năm, mô hình sản xuất giống cá Bỗng: Tỷ lệ thành thục 50,16%, tỷ lệ đẻ 73,22%, tỷ lệ thụ tinh 55,75%, tỷ lệ nở 61,58%, tỷ lệ ra bột 72,04%, tỷ lệ ương từ bột lên hương 50,99%, tỷ lệ ương từ hương lên giống đạt 64,55% về cơ bản các chỉ tiêu đều vượt. Mô hình nuôi thương phẩm cá Bỗng trong ao đất sử dụng thức ăn xanh kết hợp với thức ăn công nghiệp thu được lợi nhuận tương đương 126,18 triệu đồng/ha/20 tháng nuôi. Mô hình nuôi thương phẩm cá Bỗng trong lồng sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn xanh thu được lợi nhuận 172 triệu đồng/lồng 100m3/20 tháng nuôi.

Như vậy nuôi cá Bỗng thương phẩm trong lồng hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi trong ao đất, 1 lồng nuôi có thể tích 100m3 thu được lợi nhuận cao hơn khi nuôi trong ao đất có diện tích 1ha. Đề tài cũng đã đào tạo được 7 kỹ thuật viên thành thạo mô hình và đã hoàn thiện được các quy trình sản xuất giống phù hợp với địa bàn tỉnh. Từ đó góp phần phục hồi nguồn lợi thủy sản bằng cách thả giống cá Bỗng trở lại môi trường tự nhiên trên Sông Lô từ nguồn cá nhân tạo, đồng thời tiềm năng nuôi thương phẩm cá Bỗng trên sông để nhân rộng mô hình có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao cho người dân.

Với sự thành công của Chi cục Thủy sản tỉnh trong việc ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm thành công ba giống cá quý đã góp phần lớn để thực hiện công tác tái tạo, bảo tồn loài thủy sản có nguy cơ bị tuyệt chủng này.

Báo Phú Thọ, 02/07/2016
Đăng ngày 05/07/2016
Ngọc Lam
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 15:23 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 15:23 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:23 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:23 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:23 20/04/2024