Nhật Bản: “Ông tổ” nghề sản xuất tôm giống

Dù không phải là nước nuôi tôm lớn trên thế giới, nhưng Nhật Bản vẫn luôn được coi là điểm khởi đầu cho sự phát triển ngành tôm với nhiều kỹ thuật đóng vai trò nền tảng trong công nghệ nuôi tôm.

Nhật Bản: “Ông tổ” nghề sản xuất tôm giống
Tôm he là loài nuôi quan trọng và có giá trị kinh tế cao tại Nhật. Ảnh: kumeguide

Nghề nuôi tôm bắt đầu năm 1933, khi TS Motosaku Fujinaga - một nhà sinh vật học người Nhật Bản lần đầu nghiên cứu thành công quy trình sinh sản nhân tạo và nuôi tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus). Sau khi tốt nghiệp Đại học Tokyo, Fujinaga làm việc cho Công ty Gyogyo (tiền thân của Công ty Nippon Suisan) với tư cách là chuyên gia sinh vật học. 

Năm đầu tiên làm việc tại công ty này, Fujinaga đã sử dụng một loại lưới phù du để gom tôm giống phục vụ nghiên cứu hình thái học, phân loại và vòng đời của tôm. Ông cũng thu gom tôm ôm trứng và nuôi chúng trong bể kính tới khi sinh sản. Trứng tôm được ấp thành ấu trùng nauplius, giai đoạn đầu tiên trong 3 giai đoạn ấu trùng. Tuy nhiên, nauplius đã chết trước khi chuyển sang zoea - giai đoạn thứ 2 của ấu trùng. Fujinaga đã không tìm ra nguồn thức ăn cho nauplii, nên ông phải mất nhiều năm sau đó chỉ để nghiên cứu riêng về chế độ dinh dưỡng cho ấu trùng. Tới năm 1939, ông và TS Yoshiyuki Matsue thuộc Đại học Tokyo mới tìm ra nguồn thức ăn cho ấu trùng tôm từ một loại tảo có tên Skeletomema costatum.

Fujinaga đã công bố kết quả nghiên cứu nuôi tôm từ năm 1935 tới 1969 rộng rãi trước công chúng. Ông cũng xây dựng một trại sản xuất giống thương phẩm vào năm 1959 với nhiệm vụ chuyển giao công nghệ tới các chi nhánh nhỏ hơn và đầu năm 1969, trại nuôi tôm thương phẩm đầu tiên ra đời tại đảo Seto, Nhật Bản. Tới năm 1967, khoảng 20 cơ sở đã vận dụng kiến thức của Fujinaga và sản xuất được 4.000 tấn tôm trên tổng diện tích 8.500 ha ao nuôi. Từ đó, Fujinaga được mệnh danh là cha đẻ của nghề nuôi tôm he Nhật Bản. Một bước đột phá thực sự tiếp theo trong ngành nuôi tôm Nhật Bản đáng nhắc tới là Fujinaga chính thức tìm ra nguồn thức ăn nuôi tôm post bằng ấu trùng Artemia - bước quyết định giúp tôm phát triển mạnh và tăng tỷ lệ sống.

Năm 1963, Fujinaga và Mitsutake Miyamura tới tham quan phòng thí nghiệm Galveston tại Texas Mỹ. Theo Harry Cook, một chuyên gia nghiên cứu về tôm tại Mỹ, mục đích của các chuyên gia Nhật Bản là tìm ra một địa điểm thích hợp để nuôi vỗ tôm thịt tại Mỹ. Thời gian đó, Nhật Bản đã muốn thuê vịnh East Matagorda, thuộc bang Texas để thực hiện mục đích nhưng cuối cùng họ lại chọn thành phố Panama, Florida; Đến năm 1967, Công ty Marifarm Inc ra đời nhưng chỉ hoạt động từ năm 1968 tới 1982. Thời điểm đó, ngành tôm Nhật Bản đã có ít nhiều ảnh hưởng tới các nghiên cứu trên tôm tại Mỹ và là cơ sở để Mỹ xây dựng thủ phủ tôm giống Hawaii thành công như ngày nay.  

TSVN
Đăng ngày 01/09/2017
Theo Mi Lan
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Xu hướng tiêu thủy sản Gen Z và ảnh hưởng mạng xã hội 2025

Thế hệ Z (Gen Z), năng lượng lao động và tiêu dùng chủ chốt của tương lai, đang tạo ra một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng mạnh mẽ trên thị trường tiêu dùng toàn cầu. Với sự gắn kết bẩm sinh với công nghệ và mạng xã hội, họ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp mà còn định hình lại thói quen ăn uống, đặc biệt là với các sản phẩm thủy sản.

Gen Z và hải sản
• 15:53 10/06/2025

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 13:52 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 13:52 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 13:52 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 13:52 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 13:52 17/06/2025
Some text some message..