Nhiều giải pháp hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại do cá chết bất thường

Từ ngày 4-5, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) điều chỉnh lãi suất cho các khách hàng tại khu vực miền Trung có dư nợ trung, dài hạn, bị thiệt hại do thủy sản - hải sản chết bất thường, từ trên 9%/năm về mức 9%/năm.

ngu truong xa bo
Hoạt động thu mua hải sản đánh bắt từ các ngư trường xa bờ tại Quảng Bình đã trở lại bình thường.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đưa ra gói tín dụng 1.500 tỷ đồng, với lãi suất ngắn hạn 6%/năm, lãi suất trung, dài hạn 8%/năm cho các đối tượng thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến, nuôi trồng, tiêu thụ thủy sản - hải sản. Trong đó, 500 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp; 1.000 tỷ đồng dành cho các cá nhân, hộ gia đình. BIDV ngừng tính lãi trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày 8-4-2016 đối với các khoản vay theo Nghị định 67 của bà con ngư dân là chủ tàu, đã hoàn thành việc đóng tàu, đưa vào khai thác, sử dụng nhưng không bán được cá. Đối với những khoản vay đóng tàu đến kỳ hạn trả nợ gốc, lãi, BIDV sẽ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ xuống từ 2 đến 3 kỳ.

Khách hàng của Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) bị thiệt hại trực tiếp được miễn toàn bộ lãi đối với dư nợ bị thiệt hại; đồng thời, cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ. Đối với khách hàng bị ảnh hưởng gián tiếp, như nuôi trồng, đánh bắt, thu mua, bảo quản, tạm trữ và dịch vụ liên quan khác… Agribank miễn 1 tháng lãi tiền vay của dư nợ bị ảnh hưởng. Agribank dự kiến dành nguồn vốn 500 tỷ đồng cho chương trình này trong 3 tháng, kể từ ngày 4-5-2016.

* Theo Bộ NN&PTNT, hiện tượng cá chết bất thường vừa qua đã làm tổng số lồng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 67 tấn, trị giá khoảng 54 tỷ đồng. Tổng số cá ngoài tự nhiên chết dạt vào bờ thống kê các tỉnh ước khoảng 100 tấn. Trước thực trạng này, Bộ NN&PTNT yêu cầu: Đối với các cơ sở nuôi cá lồng, tạm thời chưa thả giống trong khi chờ xác định nguyên nhân. Đồng thời khuyến cáo: Các tàu nên khai thác tại vùng biển an toàn (nằm ngoài khu vực có chiều rộng từ 20 hải lý trở ra tính từ bờ của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế). Đối với hải sản được khai thác tại vùng biển ngoài 20 hải lý tính từ bờ khi phát hiện mẫu không đạt yêu cầu, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản báo cáo ngay cho Sở NN&PTNT và UBND tỉnh để có biện pháp tiêu hủy, hỗ trợ cho ngư dân theo quy định và khuyến cáo ngư dân không tiếp tục khai thác tại vùng biển không đạt yêu cầu...

* Liên quan tới hiện tượng cá chết bất thường, ngày 4-5, Bộ KH&CN đã thành lập Hội đồng chuyên gia KH&CN cấp quốc gia, do GS.VS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam làm Chủ tịch, tiến hành phân tích, đánh giá nguyên nhân gây ra hiện tượng nêu trên. GS.VS Châu Văn Minh đã gặp gỡ, làm việc với các chuyên gia quốc tế của Đức, Mỹ, Israel để thảo luận kế hoạch phối hợp nhằm tìm ra nguyên nhân.

Theo Bộ KH&CN, đã có gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước vào cuộc... bước đầu đã loại trừ một số nguyên nhân do bệnh dịch, dầu loang, hiện tượng sốc nhiệt và các ảnh hưởng khác do động đất gây ra...

* Ngày 4-5, tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 976/QĐ-BTNMT, kiểm tra việc bảo vệ môi trường đối với các đơn vị đang hoạt động tại Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đoàn kiểm tra do ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) làm Trưởng đoàn; có sự tham gia của đại diện Bộ Quốc phòng, Công an, KH&CN, NN&PTNT, Công thương, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đại diện UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế... Đoàn được chia làm 6 tổ, kiểm tra toàn diện khu kinh tế này.

Đồng thời, Bộ TN&MT cũng đề nghị UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường và các cơ quan liên quan, kiểm tra các cơ sở, khu công nghiệp, khu kinh tế còn lại đang hoạt động xả thải ra biển. Song song với việc thành lập các đoàn kiểm tra, Bộ TN&MT sẽ thành lập hội đồng liên ngành để đánh giá báo cáo kết quả kiểm tra, công khai thông tin để người dân biết.

Chiều 4-5, đoàn chuyên gia gồm 5 nhà khoa học Đức, Mỹ, Nhật Bản, Israel đã cùng các nhà khoa học Việt Nam vào Hà Tĩnh tìm hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt. Hoạt động của đoàn được tiến hành độc lập, để có những đánh giá khách quan nhất.

Sau khi một số địa phương phát hiện thêm hiện tượng cá chết cục bộ, Bộ TN&MT đã yêu cầu Tổng cục Môi trường tăng tần suất quan trắc nước biển từ Thanh Hóa đến Quảng Nam, lên mức 2-3 lần/ngày và cung cấp số liệu cho địa phương, phương tiện thông tin và nhân dân. Trường hợp có dấu hiệu bất thường, cảnh báo kịp thời nhằm bảo đảm an toàn cho nhân dân.

* Theo TTXVN, từ ngày 3-5, một khoảng nước biển ven bờ thuộc địa phận xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tự nhiên biến đổi màu sắc, trong khi nước phía ngoài khơi vẫn một màu xanh trong. Sự việc trên đã được người dân và chính quyền xã Nhân Trạch báo cáo lên các cơ quan chức năng ở tỉnh Quảng Bình. Sau khi tiếp nhận thông tin, Sở TN&MT Quảng Bình đã có mặt kịp thời để lấy mẫu nước kiểm tra. Sự việc này đã được báo cáo kịp thời lên Tổng cục Môi trường Việt Nam; các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng đã vào cuộc để xác định nguyên nhân nước biển đổi màu ở đây...

Hiện nay, nhằm bảo đảm an toàn cho người dân, trước mắt, Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình khuyến cáo người dân trong khu vực không được tắm biển hoặc sử dụng nước biển cho các hoạt động khác chờ đến khi xác định được nguyên nhân và có thông báo kết quả chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.

Theo Tổng cục Môi trường, kết quả quan trắc nước biển ven bờ, được tổng hợp từ các Trung tâm Quan trắc môi trường, cho thấy chất lượng nước 22 bãi tắm ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam, đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước.

Hà Nội mới, 05/05/2016
Đăng ngày 06/05/2016
Quỳnh - Dung - Ly – Hải
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 19:34 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 19:34 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 19:34 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 19:34 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 19:34 26/04/2024