Những điều cần biết về tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ là thủy sản có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm nhiều thể loại khác nhau: tôm thẻ chân trắng, tôm thẻ bạc, tôm thẻ chân đỏ,... loại tôm này thường được nuôi nhiều hơn là đánh bắt…

Tôm thẻ
Đôi nét tìm hiểu về tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Tép Bạc

Trong đó, tôm thẻ chân trắng là loài được nuôi phổ biến nhất ở các khu vực miền Nam và khá dễ nuôi. Chúng là đối tượng nuôi quan trọng sau tôm sú. 

Phân bố

Tôm thẻ chân trắng (tên khoa học: Litopenaeus vannamei)có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Đông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La Tinh), phân bố chủ yếu ở viên biển Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ,…… từ biển Pêru đến Nam Mexico, vùng biển Ecuador và Brazil. Hiện, tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông á và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. 

Đặc tính 

Tôm thẻ là một loài được nuôi phổ biến ở khu vực miền Nam và khá dễ nuôi. Tôm thẻ chân trắng có màu trắng đục, trên thân không có đốm vằn, chân bò có màu trắng ngà, chân bơi có màu vàng, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh. Râu tôm có màu đỏ gạch và dài gấp rưỡi chiều dài của thân tôm.Tôm thẻ chân trắng có 2 răng cưa ở bụng và có khoảng 8 - 9 răng cưa ở lưng. 

Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác. Song không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú. Đặc trưng của loài tôm này là khả năng kháng bệnh khá cao, mức độ kháng chịu tốt với các thay đổi của điều kiện môi trường nuôi, sinh trưởng nhanh, có thể nuôi với mật độ từ 50 - 80 con/m2

Tôm thẻTôm thẻ là loài được nuôi phổ biến ở khu vực miền Nam. Ảnh: Tép Bạc

Tôm thẻ chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên. Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90 - 120 ngày.  

Môi trường sống 

Tôm thẻ thường sống ở những khu vực dưới đáy biển sâu với độ mặn khá cao. Ngoài ra, chúng có thể sống ở những vùng nước lợ và nước ngọt (với điều kiện dưới đáy nước có độ mặn phù hợp). 

Đây là loài tôm nhiệt đới và có khả năng thích nghi cao và giới hạn rộng về nhiệt độ và độ mặn. Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m (có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 – 50%), thích hợp ở nhiệt độ 25 - 32°C, độ mặn nước biển 28 - 34‰, pH từ 7,7 - 8,3, tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 - 28°C. 

Sinh sản 

Mùa sinh sản của tôm thẻ thường diễn ra vào tháng 12 - tháng 4 và có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống hiện tại của chúng. Kích thước tôm cái sẽ lớn hơn tôm đực. Khả năng sinh sản tuyệt đối của tôm thẻ có thể đạt khoảng 100.000 – 250.000 trứng. 

Tôm thẻ thuộc loài tôm đẻ trứng nhưng trứng không nở trong bụng, thay vào đó tôm sẽ đẻ trứng ra bên ngoài, rồi nở thành ấu trùng và dần dần phát triển thành con tôm. 

Tôm thẻNghề nuôi tôm thẻ chân trắng đang dần phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong cá nước. Ảnh: Tép Bạc

Giá trị dinh dưỡng 

Trong 100g tôm thẻ thì sẽ có 24gr protein (là loại protein tinh khiết tốt cho sức khỏe), 189 miligam Cholesterol, 111 miligam Natri, 0.3gr chất béo, 99 calo và 0,2gr Carbs,..Ngoài ra, tôm cũng giàu vitamin và các khoáng chất đặc biệt là canxi, theo các nghiên cứu cho biết tôm có chứa hơn 20 loại Vitamin và khoáng chất như B12, kẽm, sắt, photpho, magie,... 

Cũng như tôm sú, ăn tôm thẻ giúp giảm cân, chống oxy hoá và có các chất ngăn ngừa bệnh bởi trong thịt tôm chứa một số chất có lợi như I-ốt (khoáng chất quan trọng cần cho chức năng tuyến giáp và sức khỏe của não), selenium (khoáng chất có tác dụng giảm viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch và có khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư nhất định). 

Phân biệt tôm thẻ và tôm sú 

Tôm thẻTôm thẻ có cấu tạo vỏ mỏng, màu trắng đục, chân màu trắng. Ảnh: Tép Bạc

Bởi vẻ ngoài của tôm thẻ và tôm sú khá giống nhau nên thường khiến nhiều người nhầm lẫn. Rất dễ dàng nhận biết tôm sú qua những điểm như vỏ tôm sú dày, có nhiều màu sắc như màu xanh, nâu, đỏ, xám. Lưng tôm được xen kẽ giữa màu xanh, đen hoặc màu vàng. Kích thước của tôm sú cũng khá dài, tối đa là 36cm, có trọng lượng nặng hơn tôm thẻ. Đối với tôm thẻ, vỏ tôm có cấu tạo mỏng, có màu trắng đục, chân màu trắng. Dáng thon dài và nhỏ hơn tôm sú. 

Theo ghi nhận tại tỉnh Tiền Giang, mức giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn liên tục duy trì ở mức cao. Cụ thể, tôm loại 30 con/kg có giá khoảng 230.000 đồng/kg, loại 40 con/kg khoảng 190.000 đồng/kg, loại 100 con/kg có giá 82.000 đồng/kg. Mức giá này đem về lợi nhuận cho người nuôi, tôm nuôi cỡ càng lớn sẽ thu lời được nhiều. 

Đăng ngày 17/03/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Đọc để có thể chăm sóc đàn cá con tốt nhất có thể

Cách chăm sóc cá cảnh con mới nở là một quy trình tỉ mỉ và yêu cầu kiên nhẫn, nhằm đảm bảo cá con có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng. Hãy cùng tìm hiểu các bước cần thiết trong việc chăm sóc cá con từ khi chúng mới chào đời.

Cá cảnh
• 09:00 22/03/2025

Nuôi ốc cảnh tạo điểm nhấn thêm cho bể cá nhà bạn

Ốc cảnh là một trong những loài sinh vật tuyệt vời để bổ sung vào bể cá, không chỉ vì vẻ đẹp độc đáo mà còn do vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái của bể. Hãy cùng khám phá một số loài ốc phổ biến trong bể cá cảnh, đặc điểm của chúng và cách chăm sóc để bể cá của bạn thêm sinh động.

Bể cá cảnh
• 09:59 21/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 10:49 19/03/2025

Sự khác biệt giữa Ranchu và các loại cá vàng khác

Cá vàng là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất trên thế giới, với nhiều dòng cá khác nhau như Ranchu, Oranda, Ryukin, Lionhead, và nhiều biến thể khác. Mỗi loại cá vàng có những đặc điểm riêng biệt về hình dáng, cách bơi, màu sắc và yêu cầu chăm sóc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa Ranchu và các loại cá vàng khác.

Cá Ranchu
• 10:39 18/03/2025

Khẩn cấp tìm kiếm 4 ngư dân mất tích sau vụ chìm tàu ở Quảng Nam

Chiều 21-3, chính quyền huyện Núi Thành (Quảng Nam) xác nhận một tàu chụp mực của ngư dân địa phương đã bị chìm trên biển, khiến một người tử vong và bốn người mất tích. Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đang được triển khai khẩn cấp.

Tàu bị nạn
• 19:30 24/03/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 19:30 24/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 19:30 24/03/2025

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:30 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:30 24/03/2025
Some text some message..