Những loài cá biển nuôi làm cảnh

Nhiều người quan niệm cho rằng “Nuôi cá dưỡng tâm”, có thể do điều này mà nhiều gia đình luôn có hồ cá cảnh trong nhà. Bên canh nhiều loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến thì cá biển cũng trở nên thu hút không kém.

Cá cảnh
Nemo- Một trong những loài cá biển được nuôi làm cảnh

Nhiều loài cá biển có màu sắc đẹp, hình thể đa dạng được người chơi cá cảnh chọn nuôi. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra mang cá biển, nước biển về thành phố thỏa niềm đam mê.  

Ở Việt Nam, giới chơi cá biển hay tìm về Nha Trang sưu tầm cá kiểng, nơi đây được mệnh danh là vựa cá cảnh biển lớn nhất Việt Nam, hội tụ nhiều loài cá cảnh biển đẹp nhất nước và những loài cá được thế giới xếp vào nhóm quý hiếm. Các loại cá biển được tập trung làm cá cảnh chủ yếu là họ cá lia thia, cá cánh bướm, cá mó, cá hề (cá khoang cổ), cá bàng chài với hơn 400 loài. Vùng biển này có hàng trăm loại hải quỳ rực rỡ sắc màu và nhiều loài san hô tuyệt đẹp (hai loại này bổ sung làm đẹp hồ cá cảnh biển). Chính sự phong phú này mà giới chơi cá cảnh biển hay tìm về Nha Trang tìm cá đẹp.  

Loài cá được ưa chuộng nhất hiện nay là cá hoàng đế, hoàng hậu, cá nàng đào, mao tiên, cá hề, cá ngựa… Viện hải dương học Nha Trang nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thành công trong hồ kiếng loài cá biển đang được ưa chuộng trong nước cũng như xuất khẩu, đó là cá hề và cá ngựa (hải mã).  

Tham quan viện hải dương họcCác loài cá biển nuôi cảnh được trưng bày ở viện hải dương học cho khách tham quan

Có 5 loài cá hề ở biển Nha Trang được yêu thích, nhất là cá hề đỏ màu sặc sỡ, dễ thích nghi trong điều kiện nuôi trong hồ kiếng. Đặc biệt, cá hề rất thích sống cộng sinh với loài hải quỳ nhiều màu sắc nên thị trường trong nước và thế giới rất chuộng.

Cá hề rất được yêu thích vì chúng sở hữu vẻ ngoài đẹp với màu cam đỏ khoang trắng, nhanh nhẹn, dáng bơi vui nhộn, pha trò như những chú hề. Đây là một trong số những loại cá cảnh biển phổ thông có giá rẻ nhất, lại dễ nuôi, giá bán lẻ tại các cửa hàng. Cá hề được xếp vào 5 loại cá cảnh biển trong chương trình phát triển cá cảnh quốc gia (gồm cá chép, cá dĩa, cá neon, cá ngựa, cá hề).  

Giới chơi cá cảnh biển gần đây chọn cá ngựa nuôi làm kiểng vì chúng tạo nên vẻ đẹp quý phái nhờ hình dáng độc đáo. Người ta còn thích nuôi cá ngựa vì đặc tính của chúng, đó là tính chung thủy, sống theo đôi theo cặp quấn quýt bên nhau. Đây cũng là loài cá duy nhất có con đực đóng vai trò làm bố đồng thời làm mẹ. Cá ngựa cũng dễ thích nghi trong hồ kiếng nên rất được người nuôi cá ưa chuộng, nhất là châu Âu.  

Cá hoàng đế được xem là vua của các loài cá cảnh biển vì diện mạo độc lạ của chúng. Loài này có cơ thể màu xanh đậm, được bao phủ bởi các sọc ngang màu vàng sáng lên đến đỉnh đầu với cái vây đuôi màu vàng nhạt đến màu cam. Một mặt nạ màu xanh đen nổi bật với đôi mắt và dọc màu tương tự kéo dài từ vây ngực đến hai phần ba cơ thể. Khi nhỏ chúng có màu đen với các sọc trắng và xanh lam tròn bắt đầu từ đuôi. Trong điều kiện nuôi nhốt, màu sắc của cá trưởng thành có thể không nổi bật hay rực rỡ nhưng chúng vẫn có phong thái và mang bộ áo khác lạ tuyệt vời. 

Cá cảnhNguồn nước rất quan trọng trong nuôi cá biển

Hiện có nhiều cửa hàng chuyên cá cảnh biển, cung cấp các loại cá, nước biển tự nhiên và nhân tạo, rong tảo biển trang trí cho hồ cá. Việc nuôi cá cảnh biển ít thay nước và vệ sinh, thông thường khoảng 3 - 6 tháng vệ sinh hồ nuôi/lần, khoảng hai tuần thay 30% nước biển qua xử lý (nếu hệ thống lọc tốt thì lâu hơn).

Nguồn nước rất quan trọng trong nuôi cá biển, các thành phần trong nước biển rất phức tạp. Do nước biển tự nhiên vận chuyển khó khăn, chưa kể nguồn nước lấy bị ô nhiễm nên có thể nuôi bằng nước biển nhân tạo. Hiện ở những nơi bán cá cảnh có bán muối làm nước biển nhân tạo. Nước biển nhân tạo nếu pha chế thích hợp, cá thích nghi dễ dàng như nước tự nhiên. 

Đăng ngày 08/04/2024
Hồng Huyền @hong-huyen

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 11:02 25/06/2024

Sự nguy hiểm từ loài sâu biển đe dọa con người như thế nào?

Một trong những nỗi ám ảnh đáng sợ nhất khi nhắc đến du lịch biển đối với nhiều người, đó chính là sâu biển. Những loài sâu này không chỉ gây đau, ngứa, bỏng rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tắm biển. Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm từ loài sâu biển này và cách chúng đe dọa con người như thế nào, hãy cùng Tép Bạc khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sâu biển
• 11:23 18/06/2024

Hưởng ứng ngày Đại dương thế giới - Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam

Ngày Đại dương thế giới (08/06) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01-08/06) là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh giá trị của biển, đại dương và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên biển.

Biển
• 08:00 08/06/2024

Vua cá lóc cảnh: Cá lóc vẩy rồng

Cá lóc vảy rồng là một trong những loại cá cảnh được đông đảo người nuôi yêu thích bởi chúng sở hữu nhiều màu sắc nổi bật và không đòi hỏi kỹ thuật nuôi quá gắt gao. Đây là một trong những dòng cá lóc có vị trí quan trọng trong thú chơi cá lóc cảnh.

Cá lóc vẩy rồng
• 10:14 05/06/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 16:32 04/07/2024

Xu hướng xuất khẩu ngành tôm châu Á 2024

Tại sự kiện Health and Nutrition Asia 2024 diễn ra ở Thái Lan, các chuyên gia đã nêu lên những thách thức lớn mà ngành tôm châu Á đang phải đối mặt, bao gồm dịch bệnh và sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador.

Tôm thẻ
• 16:32 04/07/2024

Nuôi tôm không kháng sinh

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của nước ta. Tôm không chỉ là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình mà còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Tôm không kháng sinh
• 16:32 04/07/2024

Khắc phục tình trạng tôm lột dính vỏ

Tôm cần lột vỏ định kỳ để có thể lùi về size nhỏ, tăng giá trị khi xuất bán. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi tôm cần được nuôi trong môi trường có đầy đủ các khoáng chất cần thiết, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng tôm lột bị dính vỏ.

Tôm lột vỏ
• 16:32 04/07/2024

Các yếu tố tác động đến quá trình trao đổi chất của tôm

Trong nuôi tôm, quá trình trao đổi chất của tôm là một yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe và sự phát triển của chúng. Hiểu rõ các yếu tố tác động đến quá trình này sẽ giúp người nuôi tôm tối ưu hóa điều kiện sống cho tôm, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vỏ tôm
• 16:32 04/07/2024
Some text some message..