Những mối nguy gây mất an toàn thực phẩm thủy sản

Có 3 loại mối nguy, gồm yếu tố sinh học, hóa học và vật lý. Mối nguy sinh học bao gồm các vi sinh vật, vi rút, các loại ký sinh trùng có trong thực phẩm. Các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh được sinh ra do điều kiện bảo quản không tốt. Áp dụng nguyên tắc HACCP trong nuôi trồng thủy sản là cách kiểm soát và loại bỏ mối nguy gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Những mối nguy gây mất an toàn thực phẩm thủy sản
Ảnh minh họa: Internet

Mối nguy vật lý bao gồm sạn, tạp chất, đinh, chì, mảnh kim loại, thủy tinh… có trong thực phẩm có thể gây tổn hại cho hệ tiêu hóa của người tiêu dùng. Cơ chế sinh ra các mối nguy này là do tạp chất tự nhiên trong quá trình khai thác, thu hoạch ngư cụ bị hư hỏng, dụng cụ thu họach bị vỡ hoặc bị gỉ sét. Trong khâu vận chuyển, xếp thủy sản thành nhiều lớp dưới hầm tàu hoặc trên xe làm dập nát và lẫn tạp chất. Mặt khác, với những hành vi gian lận thương mại người kinh doanh cố tình nhét đinh, chì, tăm tre…vào nguyên liệu thủy hải sản. Những vật cứng, rắn khi vào cơ thể con người sẽ gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, làm dập nát, hư hỏng sản phẩm; đây là môi trường rất thích hợp cho  vi sinh vật phát triển. Để kiểm soát, phòng ngừa và loại bỏ mối nguy này, cần loại bỏ tạp chất tự nhiên, tránh xâm nhiễm trước mỗi công đoạn sản xuất, tuân thủ nghiêm các quy định. 

Mối nguy hóa học: gắn liền với loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, hay ở một số loài cá như cá hồng, cá mú… do ăn tảo, tích tụ lâu ngày trong cơ thể tạo ra độc tố. Ở một số các loài cá như cá nóc, bạch tuột xanh do va đập, ươn làm biến đổi chất lượng sinh ra độc tố. Cách kiểm soát, ngăn chặn mối nguy gắn liền với loài là thực hiện chương trình kiểm soát nhuyễn thể hai mảnh vỏ, kiểm soát nhiệt độ, thời gian từ khi đánh bắt đến khi chế biến, loại bỏ cá nóc và bạch tuột xanh ra khỏi nguyên liệu. Mối nguy hóa học được tạo ra bởi ô nhiễm môi trường, do thủy sản ăn phải thức ăn bị nấm mốc có chứa độc tố, kim loại nặng, do việc lạm dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh của người sản xuất.

Để ngăn ngừa, loại bỏ mối nguy hóa học gắn với môi trường, nên lập chương trình kiểm soát dư lượng thuốc, hóa chất có trong sản phẩm, tạo ý thức bảo vệ môi trường sống cho thủy sản. Mối nguy hóa học do con người đưa vào có mục đích như lạm dụng kháng sinh cấm, hóa chất độc hại, chất kích thích trong quá trình sản xuất, sử dụng chất phụ gia, phẩm màu để phối chế một số sản phẩm dùng trong chế biến, bảo quản. Đây là mối nguy gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người như mắc bệnh ung thư, ngộ độc… có thể dẫn đến tử vong. Biện pháp ngăn ngừa, loại bỏ mối nguy này thông qua chương trình kiểm soát việc sử dụng hóa chất, kháng sinh, chất phụ gia, bảo quản… ngay tại nơi chúng phát sinh; nắm bắt được quy định về các chất được phép sử dụng trong sản xuất thủy sản.

Ngộ độc thực phẩm thủy hải sản và thực phẩm chế biến chứa hóa chất độc hại có nguồn gốc khác nhau tuy chiếm tỉ lệ thấp hơn nhưng đây là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Các tổ chức, cá nhân cần phải nhận diện được các mối nguy gây hại có trong sản phẩm, nhằm kiểm soát và phòng ngừa một cách toàn diện trong từng công đoạn sản xuất. 

Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy hải sản có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao tuổi thọ con người mà còn quyết định uy tín, nhãn hiệu của thực phẩm nước ta trên thị trường quốc tế. Do đó, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy hải sản là nhiệm vụ của người kinh doanh và cả người tiêu dùng.

TTKN Nghệ An
Đăng ngày 11/10/2018
Thu Phương
Chế biến
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Bí quyết để chiên cá không ngấm dầu

Bạn nên luộc qua, thấm sạch nước trên thân, cho muối vào chảo, chia nhỏ thành nhiều phần... giúp cá chiên giòn, không ngấm dầu.

Cá chiên
• 11:57 18/05/2023

3 bộ phận bổ nhất của con cá nhưng nhiều người bỏ qua

Y học cổ truyền Trung Quốc có câu "Động vật 4 chân không bổ như 2 chân. Loài vật có 2 chân không có giá trị cao bằng loài không có chân nào".

Món cá
• 14:36 11/05/2023

Tôm kỵ gì? 4 thực phẩm không nên kết hợp với tôm

Tôm kỵ gì là băn khoăn của rất nhiều người, dưới đây là những thực phẩm kỵ với tôm mà rất ít người biết.

Món tôm
• 14:16 04/05/2023

Bộ phận của cá không nên ăn

Lo ngại của người tiêu dùng: "Mỗi lần nấu món cá, đều tranh luận về việc có nên bỏ ruột cá hay không. Việc cho rằng ruột cá bổ dưỡng, béo ngậy nhưng mặc khác chúng có chứa nhiều chất bẩn. Xin bác sĩ cho ý kiến về các bộ phận nên bỏ khi ăn cá?

Món cá
• 11:40 03/05/2023

Liệu sử dụng thành phẩm có tốt hơn sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô vào nuôi trồng thay vì sử dụng thành phẩm. Điều đó tốt hay xấu?

Nguyên liệu thô
• 08:32 07/06/2023

3 điều cấm kỵ khi ăn cá

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên bạn nhất định không được mắc 3 điều cấm kỵ khi ăn cá dưới đây.

Cá chiên
• 08:32 07/06/2023

Giá cá lóc tại Trà Vinh lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua

Rút kinh nghiệm trong nghề gần 10 năm qua, nông dân nuôi cá lóc trong năm 2022 và năm 2023 đều nuôi rải vụ, không thả cá giống nuôi tập trung cùng một thời gian nên tránh được cung vượt cầu, giá thấp.

Cá lóc
• 08:32 07/06/2023

Tương lai của nghề nuôi cá là ở... trên cạn

Các hệ thống mới giúp cắt giảm lượng nước và ô nhiễm đã cho phép nuôi cá ở mọi nơi trên thế giới.

Cá hồi
• 08:32 07/06/2023

Thúc đẩy giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa ngành nông nghiệp

Hà Nội, sáng 31/5/2023 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UNDP Việt Nam, Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) và Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam.

Phùng Đức Tiến
• 08:32 07/06/2023