Những nghiên cứu gắn với đời thường

Không muốn những nghiên cứu của mình bị "trùm chăn, phủ bụi", ngày càng có nhiều sinh viên, nhóm bạn trẻ chủ động tìm tòi để đưa những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo phục vụ cuộc sống.

nhóm nghiên cứu
Nhóm sinh viên sản xuất máy làm móc áo tự động - Ảnh: Lê Thanh

Không muốn những nghiên cứu của mình bị "trùm chăn, phủ bụi", ngày càng có nhiều sinh viên, nhóm bạn trẻ chủ động tìm tòi để đưa những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo phục vụ cuộc sống.

Máy làm móc áo tự động

Nguyễn Văn Binh, Nguyễn Minh Triết, Bùi Tiến Công, Nguyễn Thanh Duy - sinh viên ngành cơ - điện tử Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã chế tạo thành công máy làm móc áo tự động.

“Trong một lần phơi đồ, khi quần áo còn mà hết móc nên mình không biết treo làm sao. Lúc đó mình nhận thấy cái móc tuy đơn giản nhưng thực sự rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày”, Nguyễn Văn Binh nói về ý tưởng ban đầu.

Sau khi có ý tưởng, Binh vận động một số thành viên trong nhóm hợp sức lại để nghiên cứu, chế tạo. Các bạn vận dụng một số phương pháp đã học trong các môn chuyên ngành như: công nghệ thủy lực và khí nén, vi điều khiển, nguyên lý chế tạo máy, hàn, tiện… để thực hiện và đã hoàn thành công trình sau 4 tháng.

Bùi Tiến Công kể: “Trong quá trình làm, nhóm đã gặp không ít khó khăn như:  thiếu máy móc để chế tạo, thiếu kinh phí mua nguyên vật liệu nên phải tìm kiếm những nguyên vật liệu cũ từ những bãi rác công nghiệp, sau đó mang về “độ” lại. Đôi khi cảm thấy nản, nhưng tất cả những thành viên trong nhóm đều động viên nhau và cuối cùng cũng vượt qua để hoàn thành sản phẩm”.

Nguyên lý hoạt động của máy chủ yếu nhờ chuyển động của xy lanh khí nén và được điều khiển bằng điện. Máy hoạt động dựa vào việc biến các chuyển động tịnh tiến ra vào của xy lanh thành chuyển động quay của khuôn ép làm biến dạng phôi (cọng dây thép hoặc dây nhôm để làm ra móc áo) thành hình dạng đã làm sẵn trên khuôn. Tức là, sau khi phôi đã đặt vào vị trí, người công nhân chỉ cần nhấn nút “start” thì máy sẽ kẹp chặt cọng phôi uốn theo khuôn đã được tạo sẵn. Khi đã tạo hình xong thì sẽ xoắn lại để giữ hình dáng và gấp phần móc treo.

Theo tính toán của nhóm tác giả trẻ, giá thành làm ra một cái máy khoảng 6 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với các máy nhập từ nước ngoài về. Hiện công suất hoạt động của máy trung bình 240 cái móc/giờ. “Hiện nay nhóm đang sử dụng công đoạn cắt phôi (cọng dây thép hoặc dây nhôm để làm ra móc áo) bằng tay trước khi bỏ vào máy để uốn ra sản phẩm hoàn chỉnh. Tụi mình chỉ cần cải tiến một chi tiết nhỏ, đó là thiết kế một bộ phận treo cuộn phôi phía trên chiếc máy để máy tự động cắt phôi thì công suất sẽ tăng hơn rất nhiều lần”, Nguyễn Minh Triết chia sẻ.

Như chưa bằng lòng với thành quả đạt được, Nguyễn Thanh Duy cho rằng: “Mặc dù sản phẩm của nhóm hiện đã hoạt động rất tốt nhưng trong thời gian tới, tụi mình phải tiếp tục nghiên cứu để giảm kích thước máy hơn nữa. Bên cạnh đó là nâng công suất cao hơn, đồng thời giảm tiếng ồn phát ra khi máy hoạt động. Nhóm mong muốn một khi chiếc máy được chào bán trên thị trường thì nó phải là một sản phẩm được chủ doanh nghiệp sản xuất cảm thấy thích thú và hài lòng khi sử dụng”.

Phòng bệnh cho cá tra

Nhận thấy dịch bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra làm thiệt hại lớn đối với nghề nuôi cá tra, một nhóm bạn trẻ đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic từ bacillus dùng kiểm soát Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá tra”. Nhóm thực hiện gồm  Đỗ Phương Quỳnh, Nguyễn Thị Diệu Hiền, Nguyễn Thị Thúy, Võ Ngọc Yến Nhi, Nguyễn Hoàng Tuấn Duy, Nguyễn Văn Minh -  sinh viên và cựu sinh viên Khoa Công nghệ sinh học Trường ĐH Mở TP.HCM.

phòng bệnh cá tra
Nhóm nghiên cứu “Phòng bệnh cho cá tra” - Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Nhóm tụi mình rất muốn làm những chế phẩm trong lĩnh vực thủy sản và ứng dụng trong cuộc sống cho người dân. Khi được giáo viên hướng dẫn gợi ý rằng chế phẩm cho cá tra chưa có trên thị trường, cả nhóm đã quyết tâm đi theo hướng này”, Đỗ Phương Quỳnh, trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Nhóm thực hiện đề tài trong khoảng 2 năm, với không ít lần… nản chí. Phương Quỳnh cho biết: “Ban đầu, cá tra mua về thí nghiệm chết quá trời! Tụi mình mua đến 1.500 con nhưng chúng chết gần hết. Rút kinh nghiệm, những đợt sau mua mỗi lần mấy trăm con”.

Đặc biệt, nhóm phải vượt qua một khó khăn rất lớn, đó là nguồn tài liệu (tiếng Anh và tiếng Việt) vì đề tài này còn khá khan hiếm và mới mẻ. Thậm chí, ngay cả tài liệu tiếng Việt, đôi khi các bạn cũng không dám chắc… hiểu đúng vấn đề, nên đã tranh thủ tham khảo ý kiến của giảng viên và những anh chị đi trước.

Qua nhiều lần thực nghiệm, những tác giả nhận thấy hai chủng B. subtilis (Q16 và Q111) vừa an toàn vừa có khả năng bảo vệ cá tra giống chống lại E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra. Đồng thời, nhóm cũng xác định được môi trường tối ưu cho quá trình lên men thu sinh khối của hai chủng này. Vì vậy, hai chủng nói trên có tiềm năng lớn để đưa vào ứng dụng làm probiotics (tức là các vi sinh vật sống khi được đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể) sử dụng trong nuôi trồng cá tra.

Đại diện nhóm cho hay chế phẩm probiotics có tác dụng phòng ngừa, hạn chế số lượng nhiễm bệnh tối đa cho cá tra trước khi sử dụng những phương pháp điều trị khác. Nó góp phần hạn chế việc lạm dụng kháng sinh, thuốc hóa học gây hại lên cá và tác động xấu tới môi trường.

Được biết, đề tài này đoạt giải nhì Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học (Eureka) cấp thành TP.HCM năm 2013.

Vậy, hậu giải thưởng là gì? “Tụi mình đã tìm hiểu đến bước này nên rất muốn tiếp tục nghiên cứu trên quy mô lớn hơn để đưa chế phẩm đến tay người nông dân”, trưởng nhóm Đỗ Phương Quỳnh bày tỏ.

Báo Thanh Niên, 24/02/2014
Đăng ngày 25/02/2014
Nguyễn Như - Lê Thanh
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 14:00 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 14:00 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 14:00 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 14:00 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 14:00 11/01/2025
Some text some message..