Những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá tôm nuôi

Các đối tượng tôm nuôi đóng góp quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam, nuôi tôm không chỉ đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mà còn tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

3 nguyên nhân ảnh hưởng đến giá tôm nuôi
Thu hoạch tôm theo kích cỡ thị trường “cần” là yếu tố đảm bảo giá bán tốt.

Nghề nuôi tôm nước lợ trong những năm qua gặp nhiều rủi ro, trong đó đáng quan tâm nhất là nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao và dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại lớn cho nghề nuôi. Các bệnh có thể kể đến như: hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh do vi bào tử trùng EHP… Đối với hộ nuôi tôm thì nuôi theo truyền thống, không chịu thay đổi hoặc chưa được tiếp cận quy trình nuôi hiệu quả, đặc biệt là hộ nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến và mô hình nuôi bán thâm canh… Do đó, việc xây dựng được các quy trình nuôi theo các hình thức nuôi khác nhau bằng các giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu rủi ro, hạ giá thành, nâng cao năng suất. Đồng thời, người nuôi tôm cần đặc biệt chú ý đến yêu cầu thị trường “cần” để tôm nuôi bán được giá tốt. 

Theo đánh giá của Tập đoàn Minh Phú, tình hình nuôi tôm và giá tôm nước lợ trong những tháng đầu năm 2018 bị tác động bởi các yếu tố thị trường thế giới các nước như Mỹ, Canada có bão tuyết nên lượng tôm tiêu thụ giảm đáng kể, hàng tồn kho lớn, kéo theo lượng hàng tồn kho ở Nhật Bản, Hàn Quốc, EU cao… Trung Quốc siết chặt xuất khẩu tôm đường tiểu ngạch qua biên giới. Do vậy, tôm từ Ấn Độ, Indonesia… không nhập được đường tiểu ngạch vào Trung Quốc làm hàng tồn kho của các nước này cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, nhu cầu mua tôm của những tháng đầu năm thường thấp và khách hàng có tâm lý đợi giá tôm giảm “đến giá đáy” mới mua vào.

Tập đoàn Minh Phú chỉ rõ nguyên nhân giá tôm bị giảm là do các nước Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam… đang vào vụ thu hoạch, người nuôi tôm muốn bán được tôm và các nhà máy chế biến cũng muốn bán được hàng nên giá tôm trên thị trường giảm. Khi bán không được hàng thì người bán tiếp tục giảm giá để bán được hàng và với tình hình như vậy đã tạo ra tâm lý tiếp tục chờ giá giảm, trong đó giá ở các thị trường Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam giảm liên tục, giá nguyên liệu giảm, người nuôi lo giá giảm nữa sẽ lỗ nên thu hoạch sớm.

Trước đây, thường người nuôi sẽ thu hoạch tôm khi đạt size 30 con - 50 con/kg, nhưng đầu năm 2018 với tâm lý bất ổn về giá nên phần lớn người nuôi đã thu hoạch sớm đồng loạt khi tôm nuôi mới đạt size 70 con - 100 con/kg. Với lượng tôm có size nhỏ như vậy làm cho năng suất chế biến ở các nhà máy giảm, dư thừa nguồn cung nguyên liệu dẫn đến áp lực về giá, làm cho giá tôm trong tháng 4 đến đầu tháng 5 giảm hơn 20% và xấp xỉ chạm mốc giảm 30%. Với giá mua tôm nguyên liệu các tháng đầu năm rất rẻ, kích thích tiêu dùng nhưng người nuôi tôm tại các quốc gia như: Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam… bị lỗ và họ treo ao không nuôi tiếp.


Nhiều hộ nuôi tôm đã áp dụng quy trình nuôi hiện đại để đảm bảo năng suất, chất lượng tôm. 

Có 3 nguyên nhân ảnh hưởng đến giá tôm nuôi. Thứ nhất là về dư lượng kháng sinh trong tôm nuôi, phần lớn người nông dân đều sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm nên dư lượng kháng sinh tồn dư khi thu hoạch tôm rất cao (với mức bị nhiễm kháng sinh trên 30%), trong khi các thị trường xuất khẩu lớn và nhiều tiềm năng như: Mỹ, Nhật, châu Âu lại kiểm soát rất gắt gao về vấn đề này.

Thứ hai là về màu sắc tôm, hiện nay, các thị trường khi nhập khẩu tôm thì rất ưa chuộng và chú trọng đến màu sắc tôm. Họ cần tôm khi luộc lên có màu đỏ, trong khi các sản phẩm tôm nuôi từ Việt Nam sau khi luộc lên phần lớn có màu hồng nhạt và trắng nên khó đạt yêu cầu của khách hàng. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam so với tôm từ các quốc gia khác. Về vấn đề này, một số quốc gia sử dụng Astaxanthin trộn vào thức ăn để tăng màu sắc cho tôm, hay quy trình nuôi tôm gây tảo tạo màu sắc xám đen cho tôm nuôi khi thu hoạch.

Thứ ba là về size/cỡ tôm khi thu hoạch, người nông dân thường nuôi tôm và chỉ thu hoạch một lần khi tôm đạt kích cỡ 30 con - 50 con/kg. Với cách thức nuôi này, tôm nuôi vừa chậm lớn lại hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường, vì nguồn cung không phù hợp nhu cầu thị trường. Hiện tại, hầu hết các thị trường đều có nhu cầu mạnh ở những size 50 con - 70 con/kg và 70 con - 100 con/kg (nhất là châu Âu và thị trường Nhật Bản), do vậy nếu chỉ nuôi 1 size thì rất khó cạnh tranh và khó tìm kiếm khách hàng.

Tập đoàn Minh Phú nêu giải pháp để tăng hiệu quả trong nuôi tôm là cần áp dụng tiêu chí “4 sạch”, như: con giống sạch bệnh; nguồn nước nuôi sạch; sạch kháng sinh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tôm bán được giá cao hơn, phát triển ổn định và bền vững; sạch môi trường, nước nuôi tôm được lấy nước biển có độ mặn từ 25‰ trở lên, nước nuôi tôm được tái sử dụng qua hệ thống lọc tự nhiên, kết hợp với máy lọc màng, bùn thải xiphong từ đáy ao được xử lý, biogas và bùn thải cuối cùng được sử dụng…

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 10/11/2018
Thúy Liễu
Kinh tế

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 08:00 11/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 09:53 08/01/2025

Ngành cá ngừ đứng trước cơ hội “vàng” để tăng xuất khẩu sang UAE

Việc ký kết Hiệp định Đối tác giữa Việt Nam - UAE (CEPA) đang mở ra một chương mới cho ngành cá ngừ Việt Nam, đặc biệt trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Cá ngừ
• 09:58 07/01/2025

Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2024 đạt 1,9 tỷ USD và đang có nhiều cơ hội khi bước vào năm 2025. Tuy nhiên, để khai thác thị trường thủy sản lớn nhất thế giới này, thủy sản Việt Nam phải thay đổi nhiều mặt.

Xuất khẩu thủy sản
• 10:06 06/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 09:25 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 09:25 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 09:25 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 09:25 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 09:25 11/01/2025
Some text some message..