Những phụ nữ "đa năng", quán xuyến nghề biển

Đi biển hay nuôi thủy sản lồng bè là những công việc rất vất vả, nặng nhọc, nhưng ở Phú Yên, chị em phụ nữ lại đảm trách rất thành thạo mọi việc.

Lồng bè
Lồng bè. Ảnh: laodongngaymoi.com

Phụ nữ ở vùng ven biển tỉnh Phú Yên, từ Thị xã Sông Cầu đến huyện Tuy An rồi vào Thị xã Đông Hòa làm nghề nuôi tôm bằng lồng bè và đánh bắt hải sản. Công việc nhọc nhằn, vất vả nhưng họ luôn yêu nghề, bám biển. Những người chân yếu tay mềm còn được cánh đàn ông khen, giỏi số một.

Sáng, chị Nguyễn Thị Nhung ở khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên, Thị xã Sông Cầu, Phú Yên ra bờ biển trước nhà ngồi làm mồi cho tôm. Bạn hàng bán thức ăn cho tôm chở bằng xe đông lạnh, họ “trụm” (bán sỉ), cứ 20.000 đến 30.000 đồng/rổ cá tùy theo lớn nhỏ, rồi cá được cắt bằng kéo, cá liệt thì cắt làm hai, cá nục, cá đổng thì cắt làm ba, còn cá hố cắt làm bốn, năm.

Chèo thuyền ra lồng bèPhụ nữ ở thị xã Sông Cầu, Phú Yên chèo thuyền ra lồng bè nuôi tôm. Ảnh: nongnghiep.vn

“Chịu khó làm vậy tôm mới ăn mạnh, chứ để nguyên con, tôm nhát ăn lắm! Tôm hùm ăn thức ăn tươi sống, nó ăn mạnh mình mừng, nó lơ ăn là mình buồn nẫu ruột, đứng ngồi không yên. Lúc trước làm mồi xong, chồng chèo ghe ra bè cho tôm ăn. Mấy hôm nay chồng tôi bệnh, tôi chèo ghe ra bè”, chị Nhung tâm sự.

Cạnh đó, chị Bùi Thị Lan cũng đang làm mồi cho tôm. Chị Lan nhìn vô xóm nhà ven biển ở khu phố Phước Lý, chỗ quán cà phê cóc, những dãy bàn cánh đàn ông ngồi uống cà phê, nói: Đàn ông, sáng cà phê cà pháo nhưng phụ nữ dậy ra biển sớm, ngồi làm mồi.

Chị Lan bảo: Không có tui sức mấy ổng (chồng) nuôi nổi bè tôm. Làm đến trưa đàn ông nằm dài… chờ cơm, còn phụ nữ lại phải đi chợ mua thức ăn, nấu nướng. 

Anh Nguyễn Văn Hải, chồng chị Lan kể: Hồi trước khổ gần chết, sau nuôi tôm phất lên xây được cặp nhà trang trang, trăm chuyện nhờ có bàn tay người vợ. "Tôi là người miền núi nhưng dân biển. Quê tôi ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) theo vợ về dưới này, thời gian đầu tôi về đây, vợ dạy chồng đi biển. Cánh đàn ông chúng tôi nhìn những phười phụ nữ chân yếu tay mềm ở đây giỏi số một và nể phục về sức vóc, sự dẻo dai lại chịu thương, chịu khó của họ".

Thu hoạch thủy sảnPhụ nữ ở thị xã Sông Cầu, Phú Yên thu hoạch thủy sản. Ảnh: nongnghiep.vn

Chị Phan Thị Hiền ở xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, Phú Yên làm đủ thứ nghề, ban đầu cầm búa tạ, sau đó đi bán cá. Chị Hiền kể, trước đây chồng chị là anh Huỳnh Văn Bảy làm nghề thợ rèn, chị cùng chồng làm nghề này. Nghề thợ rèn khâu làm nóng buộc phải có 2 người. Từ miếng sắt thép thô sơ muốn làm ra cái rựa, cái dao…, người thợ rèn hầm than cho cháy rực để luộc sắt, thép cho đỏ đến độ mềm, dẻo rồi đặt lên cái đe.

"Chồng cầm cái búa nhỏ gõ xuống chỗ nào thì tôi cầm búa tạ đập mạnh vào chỗ đó. Cái búa nhỏ gõ “làm phép” để chỉ lối, còn cái búa tạ đập “ăn theo” nhưng nhờ sức đập mạnh của búa tạ mới uốn cục sắt, thép thành cái rựa, cái dao. Gần đây đồ sắt làm sẵn bán dạo rất nhiều, tôi chuyển sang chạy cá. Công việc này làm cho tôi yêu nghề, bám biển. Sáng ra bờ biển mua cá từ các ghe, tàu rồi chạy đi bán dạo. Nhờ trước đây tay cầm búa tạ nên giờ tôi lái xe máy rất cứng”, chị Hiền dí dỏm.

Gắn bó nghề truyền thống

Dọc theo bờ biển phường Hòa Hiệp Bắc, Thị xã Đông Hòa, Phú Yên sáng sớm, những phụ nữ cùng chồng khiêng cá từ tàu ghe lên bờ bán cho thương lái. Chị Huỳnh Thị Xuân ở khu phố Phước Lâm (phường Hòa Hiệp Bắc, Đà Nẵng) đang chất giỏ cá, cho hay: "Vợ chồng tôi sắm tàu nhỏ đánh bắt gần bờ, tối đi sáng về. Có lần tôi với chồng đi biển, những đêm mưa gió lạnh lẽo, lo nghĩ đủ chuyện, thế nhưng đi biển thành cái nghiệp. Không chỉ tôi mà những phụ nữ ở ven biển theo nghề biển bởi đó là nghề truyền thống của gia đình".

Vừa quấn lại lưới và lưỡi câu cho gọn để xếp lên thuyền, anh Trần Văn Trung, chồng chị Xuân góp chuyện: Mùa hè thì không sao, mùa mưa trời động mà ra biển thì gió lạnh run. Nhiều lúc, thấy vợ vừa căng sức kéo lưới, vừa run cầm cập, mình vừa thương vợ vừa khen thầm vợ trong bụng, phụ nữ có sức, giỏi giang…

Thu gom thủy sảnNhững người phụ nữ ở thị xã Sông Cầu, Phú Yên đang thu gom, phân loại thủy sản sau khi đánh bắt. Ảnh: nongnghiep.vn

Còn chị Bùi Thị Hiền ở khu phố Phú Thọ 3, phường Hòa Hiệp Trung (Thị xã Đông Hòa, Phú Yên) ngồi trước hàng ba vừa nghe cải lương vừa đan lưới. Chị mở cải lương trong điện thoại để trên cửa sổ, âm thanh vang ra hàng ba lảnh lói, tai nghe, tay đan lưới. Chị tâm sự: "Sáng tàu cá nhà tôi vào bờ, tôi bán cá cho thương lái xong rồi về ngồi đan lưới. Tôi thức khuya dậy sớm với chồng vì có hôm do thời tiết, khuya chồng mới đi biển, tôi phụ chồng vác ngư lưới cụ xuống tàu...

Thu nhập từ nghề biển phụ thuộc vào luồng cá, thời tiết nên có khi kiếm được tiền triệu mỗi chuyến, có khi đủ ăn. Thế nhưng, nhờ tích lũy, vợ chồng tôi xây dựng căn nhà đầy đủ tiện nghi, nuôi con ăn học.

Nghề này cha truyền con nối. Vợ chồng tôi làm nghề biển truyền thống này được gần 20 năm. Tay bưng cá, vá lưới chai sần, gân guốc, thế nhưng sau chuyến chồng đi biển sáng về cá đầy khoang là vui mừng và tôi tiếp tục thức khuya dậy sớm chuẩn bị cho chồng những chuyến đi biển tiếp theo”.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 11/10/2022
Mạnh Hoài Nam
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 16:52 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 16:52 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 16:52 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 16:52 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 16:52 11/01/2025
Some text some message..