Những tỉ phú làng chài

Nằm nép mình bên đầm Cầu Hai, thôn Đông Hải (xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh TT- Huế) là một làng chài xưa kia vốn nghèo xơ xác. Những năm trở lại đây, nhờ được vay vốn, hỗ trợ đoàn kết nhau bám biển, từ buổi đầu lập thân với đôi bàn tay trắng, ngư dân ở đây giờ đã có của ăn của để, có người còn sở hữu cả đội tàu tiền tỉ.

Sau mùa đi biển, đôi tàu cá gia đình ông Vẹm quay về neo đậu bên đầm Cầu Hai
Sau mùa đi biển, đôi tàu cá gia đình ông Vẹm quay về neo đậu bên đầm Cầu Hai

Vững vàng bám biển

Theo chỉ dẫn trưởng thôn Trần Đình Ngọt chúng tôi đến thăm gia đình ngư dân Trần Vẹm, một “tỉ phú” của làng chài Đông Hải. Nhìn vào “cơ ngơi” đồ sộ của ông khó ai đoán được người ngư dân này từng bị mẹ vợ từ chối gả con gái chỉ vì nghề đi biển.

Bên tách trà đang còn nóng hổi, ông Vẹm kể lại những ngày chỉ biết ăn cơm độn toàn bã sắn: “Đúng là cái nghiệp biển không sao dứt nổi. Khi mới đi hỏi vợ, nghe giới thiệu con trai làng chài, gia đình nhà gái không cho cưới vì sợ con mình “lấy chồng nghề biển hồn treo cột buồm”. Lúc đó, tui ngán lắm nên cũng hứa đại, thôi thì cưới xong con bỏ nghề. Nói bỏ rứa thôi chứ ai mà dám bỏ, bởi mình sống bên biển quanh năm nhờ con tôm con cá, chừ không đi biển thì lấy gì để nuôi con?”.

Những câu chuyện đậm chất “ngư dân” của ông cho thấy cả gần nửa cuộc đời cơ cực, để có cơ nghiệp như ngày hôm nay thật đáng nể phục. Năm 20 tuổi, ông Vẹm lấy vợ và ra ở riêng. Thời gian đầu cuộc sống khó khăn, lắm lúc ông phải theo bạn chài vào làm thuê cho các chủ tàu ở Quy Nhơn, Đà Nẵng.

Có lần đang đánh cá ở khu vực thềm lục địa bất ngờ có một cơn lốc ập đến cuốn trôi cả đoàn người xuống biển, may mắn lần đó ông Vẹm đã được tàu bạn cứu sống. Sau lần thoát chết, ông Vẹm quyết định quay về quê hương. Đó cũng là thời điểm tỉnh TT- Huế đang triển khai nhiều chính sách khuyến khích ngư dân phát triển kinh tế biển.

Qua gần 40 năm gắn với ngư nghiệp, đầu năm 2005 ông Vẹm quyết định gác mái chèo, đảm nhận trọng trách làm “quân sư” cho các con. Toàn bộ tài sản gồm 4 chiếc tàu trên 250 CV và 3 chiếc từ 100 đến 120 CV trị giá trên 7 tỉ đồng ông đã “chuyển nhượng” cho 5 người con trai và 2 người con rể để tiếp tục sự nghiệp bám biển. Phát huy thành quả của cha, năm nào tàu của những người con ông Vẹm cũng đều lãi lớn. Mỗi vụ cá đội tàu của cha con ông Vẹm trừ mọi chi phí cũng lài ròng từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng.

“Cái chính là nhờ biển cho mình, còn lại phải chịu khó làm ăn. Biết tính toán, biết đầu tư đúng lúc, đúng chỗ. Nhờ cách làm đó mà mấy đứa con tôi đứa nào cũng khấm khá”, ông Vẹm nói.

Bên cạnh đội tàu gia đình ông Vẹm, thôn Đông Hải còn nổi tiếng với các “đại gia” đánh bắt xa bờ như ông Trần Vinh, Trần Phước, Trần Soạn, Trần Lượng... đó là những người đang sở hữu những chiếc tàu cá bạc tỉ.

Ông Vẹm (người mặc áo sẫm), một trong những tỉ phú của làng chài Đông Hải

Ngư dân Trần Lượng (63 tuổi), người có thâm niên 40 năm đi biển cho biết, để có được tàu cá có công suất 200CV như hiện nay gia đình ông trải qua nhiều tháng ngày đói khổ. Cái chính là tự bản thân phải biết yêu biển và nuôi dưỡng khát vọng làm giàu. Từ ngày mua mới 2 chiếc tàu trên 200CV cuộc sống gia đình ông Lượng khấm khá hơn trước.

Trong số 9 người con của ông đã có 4 đứa đã cất được nhà 2 đến 3 tầng, còn 3 cậu con trai nhỏ, ông vừa đầu tư 2 tỉ để sắm tàu cho con cùng các bạn chài ra biển. Với ông Lượng “ngày nào mà không ra biển nó nhức cái tay, cái chân không chịu được. Ra khơi rồi tự nhiên thấy con người mình trở nên minh mẫn, sảng khoái”.

Sáng kiến “đi chùm”

Ở thôn Đông Hải, xã Lộc Trì bà con quanh năm sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Từ đứa trẻ thơ cho đến những cụ già đều biết chèo thuyền đi đánh bắt cá. Lúc mới ra đây lập nghiệp chỉ có lác đác vài hộ dân, bà con chỉ có thói quen đánh bắt ven đầm Cầu Hai. Cuộc sống đói nghèo không đủ tiền để cho con đến trường. Mười năm trở lại đây bà con đã thay đổi tư duy, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư tàu có công suất lớn bám biển dài ngày. Nhiều gia đình trong thôn đã khấm khá. Đặc biệt, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.

“Bà con mấy chục năm nay quen với nghề rồi, sinh ra rồi lớn lên trên đầm phá, nghề ni đã “thấm” vô máu rồi, không làm ngư thì cũng chẳng kiếm mô ra gạo mà ăn”, ngư phủ Trần Phước bộc bạch.

Toàn thôn Đông Hải có 35 chiếc tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 160- 450CV. Để có đủ số lượng bạn chài cùng bám biển dài ngày, ngoài lực lượng thanh niên quê Lộc Trì làm chủ lực, các chủ tàu Đông Hải phải thuê các bạn chài từ địa phương khác đến bởi đội tàu này đã giải quyết hơn 300 lao động trong thôn. Tất cả cùng đồng tâm hiệp lực nuôi hy vọng bám biển làm giàu.

Khác với cách làm của nhiều tàu cá tỉnh bạn, ngư dân Đông Hải giàu lên là nhờ các chủ tàu vừa bám biển dài ngày, vừa phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Hằng tháng cứ 18 âm lịch này đến ngày 10 âm lịch sau mỗi tàu vào đất liền ra từ 10 đến 12 chuyến vận chuyển nhiên liệu, xăng dầu, thức ăn, nước đá để cung ứng cho các đại lý nhà buôn, chủ cá ở các bến.

“Bây giờ làm ăn khó khăn, không ai dám mạo hiểm bỏ ra tiền tỉ để sắm tàu đi biển. Vì vậy các chủ tàu ở Đông Hải chia ra thành 2 đội SX luân phiên vừa đánh cá vừa chạy vào đất liền để vận chuyển xăng, đá... Ngó rứa chứ ra biển hàng ngàn chuyện xảy ra. Các anh em bạn chài cứ mạnh ai nấy làm thì mỗi chuyến bám biển sợ không hoàn đủ vốn”, ngư dân Trần Lượng phân tích.

Một yếu tố dẫn đến thành công từ nghề biển ở thôn Đông Hải và toàn xã Lộc Trì đó là các chủ tàu đã chủ động đầu tư những chiếc máy tầm ngư, máy bộ đàm và nhất là sáng kiến “đi chùm”. Ban đêm, tàu có công suất lớn khi phát hiện có nhiều đàn cá đến ăn; qua máy ICOM, bộ đàm các trưởng tàu có công suất lớn thông báo cho vài ba tàu nhỏ cùng tổ đến chong đèn sáng vây lưới bắt cá. Số cá vây chung sẽ được chia theo thỏa thuận của các chủ tàu.

Nhờ bám biển nhiều gia đình ngư dân ở thôn Đông Hải, xã Lộc Trì đã cất được những ngôi nhà khang trang

Đặc biệt, khi tàu bạn gặp rủi ro trên biển thì các tàu khác sẽ có trách nhiệm lai dắt vào bờ. Tàu nào trong tổ không lai dắt phải nộp 300- 400 nghìn đồng để làm “phí trợ giúp ngư dân” cho tàu khác mua dầu kéo vào. Tàu nào trong chuyến ra khơi đó trúng đậm, tùy lòng hảo tâm hỗ trợ cho tàu gặp nạn từ 1 đến 2 triệu đồng để bù vào chi phí tiền dá, dầu.

Điển hình như vụ tàu ông Trần Thái bị chìm ngoài biển vào tháng 9/2012 vừa qua. Do tàu chở cá quá trọng tải, khi tàu có hiện tượng chìm, qua bộ đàm, các tàu thông báo nhau, vào bờ chở đá ra, néo dây vào hai tàu bạn, kéo tàu ông Thái vào bờ. Nhờ thế, ngoài bị thiệt hại số cá ra, 6 thuyền viên và tàu ông Thái vẫn an toàn.

Từ lúc nghĩ ra phương án “đi chùm”, ngư dân Đông Hải đã hỗ trợ nhau trên biển có hiệu quả. Như ngư phủ Trần Soạn tâm sự: “Được giúp đỡ các bạn chài lối xóm cùng thoát nghèo là hạnh phúc của mỗi chủ tàu. Ngoài việc phát triển kinh tế biển, bản thân chủ tàu phải luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm giữ gìn biển đảo quê hương”.

Ông Cát Trọng Như, Phó chủ tịch UBND xã Lộc Trì, cho hay: “Trên địa bàn hiện có 35 tàu, công suất từ 160-450CV đang hoạt động xa bờ, giải quyết lao động địa phương hơn 300 người. Năm 2012, sản lượng khai thác và làm dịch vụ vận chuyển hơn 3.500 tấn. Tuy nhiên, trước xu thế ngư dân nhiều nơi khác đóng những con tàu lên 500- 600 CV, bà con cũng trăn trở để hoán đổi tàu công suất lớn để được vươn khơi xa hơn”.

Ngoài số lượng tàu đánh bắt cá xa bờ hiện có ở Đông Hải còn có khoảng 150 tàu cá lớn nhỏ là con em của xã Lộc Trì đánh trú ngụ ở các tỉnh Quảng Ninh, TP Hải Phòng, Đà Nẵng. Miệt mài với biển, mỗi năm những người con đánh bắt ở các ngư trường xa này chỉ về quê 1 đến 2 lần.

nongnghiep.vn
Đăng ngày 18/01/2013
Duy Phiên
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:25 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 10:25 17/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 10:25 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 10:25 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 10:25 17/02/2025
Some text some message..