Ninh Thuận: Chặng đường 27 năm phát triển nuôi trồng thủy sản

Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km, có nhiều đầm, vịnh, vùng cửa sông, bãi triều; thêm vào đó, với đặc điểm khí hậu ít mưa, nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm luôn ở mức cao, độ mặn ổn định, môi trường biển trong sạch nên có nhiều lợi thế cho phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Ninh Thuận: Chặng đường 27 năm phát triển nuôi trồng thủy sản
Sản xuất tôm giống chất lượng cao tại Công ty Cổ phần Đầu tư S6 (Ninh Hải). Ảnh: B.T

Từ lâu, không chỉ được biết đến với nghề nuôi tôm thương phẩm, dải đất ven biển tỉnh ta còn nổi tiếng nhờ nghề sản xuất tôm giống và các hải đặc sản khác. Nhìn lại chặng đường 27 năm kể từ ngày tái lập tỉnh, có thể thấy chính sự tăng trưởng các lĩnh vực NTTS đã góp phần khẳng định vị thế quan trọng của ngành thủy sản trong nền kinh tế tỉnh nhà.

Tại buổi gặp mặt vừa qua, nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Thuỷ sản (1/4/1959- 1/4/2019), khi nhắc lại chuyện cũ, nhiều kỹ sư, cán bộ kỹ thuật NTTS lâu năm vẫn còn nhớ vào tháng 4-1992, toàn bộ ao đìa nuôi tôm trong tỉnh ta chủ yếu tập trung quanh đầm Nại và trại tôm giống chỉ có rải rác dọc bờ biển Bình Sơn (Tp. Phan Rang-Tháp Chàm) và Tri Hải (Ninh Hải). Theo số liệu ngày ấy, toàn tỉnh có 482 ha diện tích mặt nước thả nuôi tôm và vỏn vẹn có 14 trại sản xuất tôm giống. Trong năm đầu tái lập tỉnh, sản lượng tôm sú nuôi đạt 633 tấn, tôm sú giống đạt 50 triệu con, riêng các đối tượng thuỷ sản nuôi trồng khác cho đến năm 2000 vẫn chưa có gì. Thế nhưng sau vài năm, sản xuất thuỷ sản đã tăng đáng kể, đến năm 2006, diện tích mặt nước NTTS tỉnh ta đạt 2.750 ha, riêng mặt nước thả tôm nuôi là 1.500 ha và có 651/1.069 trại sản xuất tôm giống hoạt động. Cũng từ thời điểm này, NTTS tỉnh ta có sự khởi động mới với tốc độ nhanh mà điểm nhấn là sự đa dạng trong sản xuất giống thuỷ sản. Đơn cử nếu năm 2006 chỉ có giống tôm sú với sản lượng đạt 5,260 tỷ con giống, đến năm 2009 con số ấy đã là 8 tỷ con, bao gồm 4,5 tỷ con tôm sú giống và 3,5 tỷ con tôm thẻ chân trắng giống, ngoài ra còn có 15 triệu con ốc hương giống, 5 triệu con tôm hùm giống và 15 triệu con giống khác.

Trên đường phát triển, dù NTTS có những biến động mới bất lợi, nhưng ao đìa thả nuôi TS vẫn mở rộng, nổi bật là vào năm 2011 toàn tỉnh có diện tích 1.604 ha ao đìa, trong đó có 1.099 ha diện tích nuôi tôm nước lợ. Đặc biệt xác định sản xuất giống thủy sản là chủ lực, bấy giờ toàn tỉnh đã có 370 cơ sở sản xuất tôm giống, 70 cơ sở sản xuất giống ốc hương, 10 cơ sở sản xuất giống tu hài và 2 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt hoạt động. Tuy năm 2018 vừa qua do yếu tố thị trường làm giảm sản lượng tôm thịt (chỉ đạt 88,6% kế hoạch năm), nhưng hoạt động NTTS vẫn gây ấn tượng bởi hướng phát triển mới, thể hiện qua sự phong phú, đa dạng đối tượng nuôi; đặc biệt là khai thác và sử dụng được tiềm năng diện tích đất và mặt nước để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đáng chú ý là trong sản xuất giống, nếu năm 2011, sản lượng tôm giống đạt 12,7 tỷ con thì năm 2018 con số ấy đã là 31 tỷ con (trong đó có 25 tỷ con tôm thẻ giống và 6 tỷ con tôm sú giống), vượt 24% kế hoạch năm; vượt xa so với kế hoạch bình quân 11,5 tỷ con giống/năm của giai đoạn 2011-2015, chưa kể còn có 130 triệu con ốc hương giống và hàng chục triệu con giống thủy sản khác cũng được sản xuất phục vụ NTTS.

tôm giống, sản xuất tôm giống, tôm giống Ninh Thuận, thủy sản

Công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Miền Trung VN (An Hải, Ninh Phước) đóng gói tôm giống thẻ chân trắng cung cấp cho khách hàng. Ảnh: Văn Nỷ

Theo đồng chí Nguyễn Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong lĩnh vực sản xuất giống thuỷ sản, những năm qua thương hiệu tôm giống Ninh Thuận ngày càng được người NTTS cả nước biết đến. Hiện nay toàn tỉnh đã có 450 cơ sở sản xuất tôm giống hoạt động, bao gồm 250 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và 200 cơ sở sản xuất giống tôm sú. Trong suốt 27 năm qua, tỉnh ta đã quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho NTTS như: Hệ thống kênh, mương, đê, kè, trạm bơm, hệ thống điện, đường giao thông...Các công trình hạ tầng đã góp phần hình thành các vùng nuôi chuyên canh và nâng cao hiệu quả sản xuất, bao gồm: Vùng sản xuất tập trung tôm giống tại An Hải (Ninh Phước), vùng nuôi tôm thương phẩm đầm Nại gắn với phát triển du lịch, đô thị Đầm Nại (Ninh Hải), Sơn Hải, xã Phước Dinh (Thuận Nam) và An Hải. Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đã góp phần làm cho nghề NTTS tỉnh ta phát triển bền vững với sản lượng và chất lượng ngày càng cao.

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, lĩnh vực NTTS của tỉnh ta đã có sự bứt phá đáng ghi nhận, từng bước khẳng định vị thế của mình trong cả nước, nhất là sản xuất giống thủy sản. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, tính đến hết quý I-2019, các vùng nuôi đã thu hoạch 683,3 tấn tôm thương phẩm (đạt 9,8% kế hoạch năm), về giống đã sản xuất 10,05 tỷ tôm post (30,5% kế hoạch năm), trong đó có 7,2 tỷ giống tôm thẻ chân trắng, còn lại là giống tôm sú. Với bước khởi động này, có cơ sở để tin rằng tỉnh ta sẽ hoàn thành kế hoạch NTTS năm nay, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIII) về phát triển kinh tế biển giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.

Báo Ninh Thuận
Đăng ngày 19/04/2019
Bạch Thương
Nông thôn
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 11:22 02/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 10:43 01/06/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 10:57 31/05/2023

Bàn về các giải pháp ứng dụng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại Hoài Nhơn

Ngày 23.5, tại phường Tam Quan Nam, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương trao đổi trực tiếp với người nuôi tôm để xây dựng các giải pháp ứng dụng và nâng cao hiệu quả nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Semi-Biofloc.

Hội nghị
• 10:43 25/05/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 01:58 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 01:58 03/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 01:58 03/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 01:58 03/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 01:58 03/06/2023