Nỗi lo an toàn hồ đập trước sức mạnh của thiên nhiên

(Xây dựng) - Hàng năm, chính quyền các địa phương trên cả nước đã quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn cho hàng nghìn hồ đập thủy lợi, thủy điện trước mùa mưa lũ. Tuy nhiên, cứ mỗi năm lũ về, vẫn không tránh khỏi sự cố vỡ đập, rò rỉ đập, điều này vừa gây thiệt hại không nhỏ về người, tài sản và hoa màu; đồng thời, gây nên nỗi sợ hãi, hoang mang của người dân đối với “quả bom nước” trước cơn giận giữ của thiên nhiên. Biết khi nào, nỗi lo ấy mới có thể vơi?

đập thủy điện

Thiệt hại nặng dù đập lớn hay nhỏ

Hình ảnh mà người dân cả nước không khỏi lo lắng gần đây nhất chính là cơn mưa lớn kéo dài ngày 01/8/2015 đã khiến đập Huổi Củ (khối 1, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) vỡ tung, gây ra lũ quét tại thị trấn Tuần Giáo. Theo thông tin ban đầu, có khoảng 100 hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi trận lũ, trong đó nhiều hộ gia đình bị cuốn trôi toàn bộ tài sản, hoa màu, xe máy, xe đạp trôi ngổn ngang trên đường phố.

Sự cố vỡ đập thủy lợi, thủy điện có quy mô lớn nhỏ đã từng xảy ra trước đây tại nhiều tỉnh. Có thể kể như: Nước lớn đã phá vỡ đê phụ của đập thủy lợi Đầm Hà Động (xã Quảng Lợi, Đầm Hà, Quảng Ninh) khiến hơn 100 hộ dân thị trấn Đầm Hà ngập chìm trong biển nước vào 30/10/2014. Đập Khe Mơ (Hà Tĩnh) có trữ lượng gần 1 triệu m3 nước đã bị vỡ vào ngày 16/10/2010 khiến hàng chục héc-ta rau màu vụ đông và cây trồng khác bị hư hỏng.

Vào ngày 01/8/2014, đập thủy điện Ia Krel 2 (thuộc xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) cũng không chống cự được nước lũ và bị vỡ, gây thiệt hại lớn về hoa màu và tài sản của nông dân phía dưới hạ du… Đây chỉ là những ví dụ điển hình về sự cố vỡ đập gây chấn động cả nước trong thời gian qua. Con số này tuy không nhiều, nhưng mỗi lần xảy ra đã để lại thiệt hại không hề nhỏ về người và tài sản.

Nguyên nhân gây nên vỡ đập đã được cơ quan chức năng và cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra đầy đủ. Nhìn chung là do mưa lớn bất thường, lượng nước nhiều vượt quá tính toán; hoặc do chất lượng thi công công trình kém; hay chất lượng đập đã bị xuống cấp theo thời gian…

Quan tâm đến công tác duy tu, bảo trì

Theo số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng đến tháng 7/2014, tổng số lượng hồ chứa đã tích nước có chiều cao đập từ 5m trở lên hoặc có dung tích hồ chứa từ 50.000 m­3 trở lên trên cả nước là 6.886 hồ chứa.

Một số địa phương có nhiều công trình thủy điện như Gia Lai: 31 công trình; Lào Cai: 21 công trình, Hà Giang: 21 công trình, Sơn La: 20 công trình,... Một số địa phương có nhiều công trình thủy lợi như Nghệ An: 625 công trình, Thanh Hóa: 610 công trình, Hòa Bình: 515 công trình, Tuyên Quang: 509 công trình, Đăk Lăk: 548 công trình...

Đối với các đập, hồ chứa thủy điện đã tích nước, qua báo cáo của Bộ Công thương và kết quả kiểm tra cho thấy cơ bản các đập thủy điện hiện tại đang vận hành an toàn, ổn định.

Tuy nhiên, ở một số công trình thủy điện vẫn còn tồn tại về chất lượng như hiện tượng sạt trượt mái đào, hiện tượng xói lở hạ lưu tràn, hiện tượng thấm tiềm ẩn rủi ro. Các hiện tượng này ở một số công trình thủy điện đã hoặc đang được chủ đập tổ chức khắc phục.

Đối với các đập, hồ chứa thủy lợi đã tích nước, qua báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy cơ bản các đập, hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 và các đập, hồ chứa có dung tích từ 3 triệu m3 trở lên được xây dựng hoặc sửa chữa, nâng cấp sau năm 2000 đang vận hành an toàn. Các hồ chứa còn lại chưa có số liệu thống kê về khả năng chống lũ, hầu hết được xây dựng từ những năm 2000 trở về trước nên khả năng chống lũ còn hạn chế.

Nhiều hồ chứa được xây dựng trước năm 2000 trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, năng lực các tổ chức thiết kế, thi công hạn chế, công tác duy tu bảo dưỡng chưa được coi trọng, trải qua thời gian dài khai thác bị xuống cấp.

Mùa mưa bão thì đang đến gần, số lượng hồ đập cần phải duy tu, sửa chữa do hư hỏng, xuống cấp tại các địa phương còn khá lớn, đặc biệt là những hồ đập được xây dựng từ những năm 40 - 50 của thế kỷ trước (nhất là các hồ chứa nhỏ).

Do đó, các địa phương, đơn vị quản lý cần tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá cụ thể tất cả các hạng mục công trình để tập trung xử lý hư hỏng, đảm bảo an toàn cho công trình và người dân vùng hạ du.

lội dưới mưa

Đặc biệt là phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa cơ quan các cấp từ tỉnh, huyện, xã đối với công tác đảm bảo an toàn đập để tránh hiểm họa “quả bom nước” lại giáng xuống người dân trước cơn thịnh nộ của thiên tai.

Trong tổng số 6.886 hồ chứa đã tích nước thì số lượng hồ chứa thủy điện là 238 hồ (chiếm 3,5%) phân bố tại 29/63 địa phương trên cả nước; số lượng hồ chứa thủy lợi là 6.648 hồ (chiếm 96,5%, kể cả hồ chứa thủy lợi có công trình thủy điện) phân bố tại 45/63 địa phương trên cả nước.

Báo Xây Dựng, 03/08/2015
Đăng ngày 04/08/2015
Ngọc Hà
Môi trường

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 21:08 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 21:08 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 21:08 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 21:08 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 21:08 19/01/2025
Some text some message..