Nông dân... tiếc rẻ nhìn lúa, tôm tăng giá

Sau khi hết thời gian thu mua tạm trữ lúa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giá lúa tại vùng ĐBSCL lại nhích lên từng ngày. Thời điểm này, giá tôm sú nguyên liệu cũng đang tăng.

thu tom the chan trang
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, cả 2 loại cây trồng, vật nuôi liên quan trực tiếp đến hầu hết nông dân vùng ĐBSCL đều đã hết mùa khiến nông dân tiếc hùi hụi...

Nghe lúa, tôm tăng giá mà buồn

Ông Trần Văn Hiền ở ấp Tà Ben (xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu) thu hoạch 12 tấn lúa hè thu cách đây 20 ngày, bán với giá 4.200 đồng/kg. Ông Hiền tiếc rẻ: “Bây giờ thương lái mua tận ruộng giá 5.200 đồng/kg rồi. Phải chi lúc trước mua giá này tôi đỡ quá, lời nhiều rồi. Hổng biết các doanh nghiệp làm ăn thế nào mà trong thời gian mua tạm trữ thì giá lúa rẻ, hết hạn giá lại tăng!”.

Huyện Hồng Dân có trên 12.000ha diện tích sản xuất lúa hè thu, thu hoạch xong từ cuối tháng 8. Theo Phòng NNPTNT huyện, thời điểm nông dân thu hoạch rộ, thương lái mua lúa trung bình 4.200 - 4.500 đồng/kg. Hiện giá lúa đã lên đến 5.300 đồng/kg, trong khi hầu hết nông dân không còn lúa bán. Theo cách tính của nông dân huyện Hồng Dân, mỗi ha lúa hè thu họ mất từ 5 - 6 triệu đồng do mức chênh lệch giá.

Tại Sóc Trăng, giá lúa thơm cũng nhích lên từng ngày cho đến đầu tháng 9. Mức tăng trung bình từ 500 - 1.000 đồng/kg so với mức giá từ đầu vụ. Trớ trêu là, giá tăng ngay thời điểm nông dân không còn lúa.

Tương tự, giá tôm sú nguyên liệu thời gian gần đây cũng tăng lên. Mức tăng từ 15.000 - 20.000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể, tôm 20 con/kg thương lái mua giá 195.000 - 200.000 đồng/kg; loại 30 con/kg giá 120.000 - 125.000 đồng/kg, cao hơn mức giá đầu năm từ 15.000 - 17.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Đấu ở xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) mới bán 4 tấn tôm sú vào ngày 23.8 với giá chỉ 112.000 đồng/kg loại 30 con/kg, tiếc ngẩn ngơ: “Biết giá tăng như vầy tui neo lại rồi chớ đâu có thu hoạch sớm như vậy. Tính ra tui mất cả chục triệu đồng tiền chênh lệch giá!”.

Theo thống kê của sở NNPTNT các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, hiện tôm nuôi đã hết mùa. Do năm nay thời điểm đầu vụ tôm nuôi thường xuyên gặp dịch bệnh nên diện tích nuôi theo mô hình công nghiệp – bán công nghiệp giảm; năng suất thấp. Hiện lượng tôm nguyên liệu còn lại trong dân không nhiều. Chính vì vậy, giá tôm sú nguyên liệu tăng không làm cho người nuôi tôm vui.

Khó dự đoán tương lai

Theo Hiệp hội Chế biến lương thực miền Nam, giá lúa tăng do hợp đồng bán gạo giữa các Cty với đối tác xuất khẩu tăng lên nên doanh nghiệp tăng giá mua theo hướng có lợi cho nông dân. Hoàn toàn không có việc kềm giá, ép nông dân trong thời gian qua.

Cũng cùng quan điểm này, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, giá tôm nguyên liệu tăng do các nước nuôi tôm xuất khẩu lớn cạnh tranh với Việt Nam (Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc...) đã hết tôm.

Mặc khác, tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đã giảm mức thuế chống phá giá nên giá có chiều hướng tăng. Ông Trần Thiện Hải - Chủ tịch Vasep - dự đoán: “Mức tăng này chưa thật sự bền vững do Nhật Bản áp dụng kiểm tra 100% các lô tôm xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh đó, có khả năng đến tháng 11 các nước phục hồi lại nuôi tôm nên giá sẽ có chiều hướng giảm”.

Trong khi đó sở NNPTNT các địa phương ven biển ĐBSCL lại lúng túng trước câu hỏi của người dân: Liệu giá tôm, giá lúa có tăng vào vụ tới? Ông Phan Minh Quang - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu - phân trần: “Chuyện giá nguyên liệu tăng - giảm do nhiều yếu tố khác nhau. Sở NNPTNT chỉ làm công tác chuyên môn, phục vụ hướng dẫn bà con sản xuất; còn quyết định về giá do ngành công thương và tài chính”.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Khởi - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Sóc Trăng - phân tích: “Hạt lúa, con tôm do nông dân làm ra hiện nay bán hầu như thông qua hàng xáo và đại lý. Nhà nước chưa với tay đến người nông dân. Chính vì vậy, rất khó dự đoán sắp tới giá lúa, giá tôm tiếp tục tăng hay giảm.

Mặt khác, 2 mặt hàng này chủ yếu phục vụ xuất khẩu, mà xuất khẩu thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy, dự đoán thị trường đối với 2 mặt hàng này là rất quan trọng. Tiếc rằng cho đến nay, công tác dự đoán, dự báo chưa thật sự tốt; người dân chưa thật sự có thông tin”.

Hạt gạo, con tôm do nông dân làm ra, nhưng họ không định đoạt được giá bán. Trong bối cảnh đó, nông dân làm sao biết phải làm gì đối với lời kêu gọi sản xuất theo nhu cầu của thị trường!?

Đăng ngày 14/09/2012
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 10:27 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 10:27 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 10:27 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:27 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:27 26/11/2024
Some text some message..