Nông thôn đối mặt với ô nhiễm nước

Chiếm 67% dân số cả nước nhưng hiện nay, các hộ dân ở nông thôn Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ về môi trường. Trong đó, ô nhiễm nước sinh hoạt đang là vấn đề nhức nhối. Đó là khẳng định của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Báo cáo môi trường quốc gia 2014 công bố ngày 24/6.

vận chuyển nước
Người dân Quảng Bình vận chuyển nước từ suối về để sinh hoạt.

Hệ lụy thấy rõ

Hơn 7 năm qua, gần 1.000 hộ dân ở một số thôn của các xã Quảng Lưu, Quảng Hải, Quảng Thái thuộc huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) phải đi hàng km chở nước sinh hoạt trong khi giếng nước khoan phải bỏ phí vì nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nặng do nước thải từ các hồ nuôi tôm trên cát.

Chị Trịnh Thị Sàng, thôn 1, xã Quảng Lưu cho biết: “Mấy năm nay nguồn nước bị ô nhiễm nặng không thể sử dụng được. Hàng ngày gia đình tôi phải phân công một người chuyên đi chở nước nhưng cũng chỉ để ăn uống còn tắm rửa thì vẫn phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm”.

Kết quả xét nghiệm của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) trên 109 trẻ em dưới 10 tuổi tại làng tái chế chì thôn Đông Mai (Hưng Yên) cho thấy, 100% các em đều có hàm lượng chì trong máu vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân bước đầu xác định do nguồn nước bị nhiễm chì từ hoạt động tái chế.

Theo kết quả quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt của người dân nông thôn ở nhiều vùng trong toàn quốc cho thấy, chất lượng nguồn nước khai thác có dấu hiệu ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm vi sinh và cục bộ một số vùng biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng. Riêng tỉnh Thanh Hóa, có tới 61/74 xã trong khu vực điều tra nguồn nước sinh hoạt có hàm lượng Asen vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó tập trung ở các huyện Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Hậu Lộc… Tại Bình Định, hầu hết các giếng dân dụng đều bị nhiễm khuẩn với Coliform và E.coli ở mức cao.

Do điều kiện kinh tế thấp, nhiều hộ gia đình ở nông thôn vẫn sử dụng nước sông, ao hồ kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo đã dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe con người. Theo thống kê, khoảng 90% dân cư Việt Nam bị nhiễm các loại giun, sán đường tiêu hóa. Các bệnh tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, trong đó tiêu chảy là bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất. Điều đáng nói, số người mắc các bệnh này tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất, tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho chương trình quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích phù hợp với điều kiện và đặc thù từng vùng miền, địa phương, thu hút đầu tư tham gia lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Bài toán nước sạch

Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, ô nhiễm nước sinh hoạt ở nông thôn do tác động tổng hợp từ các hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất công nghiệp, làng nghề cũng như nguồn thải từ các khu đô thị giáp ranh. “Thực tế đã cho thấy, ô nhiễm nguồn nước sẽ gây nhiều hệ lụy đến phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân nên vấn đề cấp nước sạch cho người dân nông thôn là rất cấp thiết”, ông Tùng cho biết.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay có hơn 1.000 công trình cấp nước sạch đã và đang tiếp tục được nâng cấp. Tính đến hết năm 2014, cả nước đã có 84,5% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên, trong đó, chỉ khoảng 32% hộ dân được sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung, còn lại là từ các công trình nhỏ lẻ như giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước mưa… Tại một số nơi, công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đi vào hoạt động nhưng chưa thực sự bền vững, chất lượng cấp nước ở nhiều địa phương còn thấp, đặc biệt là các công trình cấp nước quy mô nhỏ giao cho cộng đồng quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

“Ô nhiễm nguồn nước, phần nhiều cũng nảy sinh trong quá trình sinh hoạt sản xuất của con người, do vậy, việc nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường nông thôn nói chung và bảo vệ nguồn nước nói riêng là rất cần thiết”, ông Tùng đề xuất.

Tác hại của các chất ô nhiễm trong nước với sức khỏe con người: Nước nhiễm chì lâu ngày: Gây các bệnh về thận, thần kinh; Nước nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit: Gây bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư; Nước nhiễm hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, kích thích tăng trưởng, bảo quản thực phẩm: Gây ngộ độc, viêm gan, ung thư…

Báo Tin Tức, 24/06/2015
Đăng ngày 26/06/2015
Thu Trang
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 10:02 19/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:02 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:02 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 10:02 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:02 19/12/2024
Some text some message..