Nóng từ vùng nguyên liệu cá tra

Dù có chựng lại phần nào nhưng giá cá tra thời điểm cuối tháng 4-2017 vẫn ở ngưỡng kỳ vọng của nhiều nông dân nuôi cá. Nhiều hộ tính đến việc mở rộng diện tích nuôi. Tuy vậy, nếu không có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với doanh nghiệp thì sẽ không thể có chuỗi sản xuất ổn định, và không thể tránh khỏi vòng xoáy bị động khi đầu ra vẫn chỉ trông chờ vào xuất khẩu tiểu ngạch.

Nóng từ vùng nguyên liệu cá tra
Nóng từ vùng nguyên liệu cá tra

Xuất khẩu tỷ đô-la, sản xuất giống vẫn yếu?

Chuyện cá tra tăng giá liên tục trong năm tháng qua là tín hiệu tích cực cho người nuôi cá khi họ đã phải trải qua thời gian dài thua lỗ. Hiện giá bán cá tra ở mức 26 nghìn đồng/kg, nông dân nuôi cá đạt lợi nhuận 4.000 - 6.000 đồng/kg. "Trước đây nuôi năm hầm cá tra, nhưng đã treo hai hầm nuôi vì liên tiếp thua lỗ. Giờ cá tra tăng vọt, tôi dự định nuôi lại hết năm hầm" - anh Trần Văn Trường, người nuôi cá tra tại Cần Thơ cho biết. Câu chuyện cá tra được giá kỷ lục đang "hâm nóng" lại vùng nguyên liệu xuất khẩu trị giá "tỷ đô-la" ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), nhất là khi không ít nông dân đang rục rịch tăng diện tích nuôi lại cá tra.

Song theo TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Cá tra Việt Nam cảnh báo: Việc người dân mở rộng diện tích nuôi cá tra ở thời điểm này có thể dẫn đến những rủi ro khó lường. Nếu phía Mỹ tiếp tục đưa ra các hàng rào về kỹ thuật thì sẽ tác động đến thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc. Một điều đáng lưu ý, gần đây kích cỡ cá tra và trọng lượng cá có xu hướng suy giảm so với nhiều năm trước đây. Nguyên nhân chủ yếu là do khâu đầu tư nghiên cứu sản xuất con giống chưa sâu.

Có lẽ câu chuyện cá tra phi-lê xuất khẩu gần 20 năm đến nhiều nước trên thế giới nhưng đến nay vẫn yếu về khâu giống không khỏi làm ngạc nhiên nhiều người. Thật chua xót khi nhìn nhận, khâu sản xuất giống hiện nay không có cơ quan nghiên cứu sâu, chủ yếu do tư nhân đảm trách. Có người đặt vấn đề, là quốc gia nông nghiệp nhưng sao để khâu sản xuất con giống yếu kém? Bộ NN-PTNT có chỉ đạo về khâu sản xuất giống cá tra nhưng không rõ ràng... Trong bối cảnh hiện nay cần phải có sự đầu tư, hợp tác nghiên cứu sâu hơn để cải thiện chất lượng con giống?

Ðược biết, số cơ sở sản xuất cá giống và chất lượng con giống cá tra ở ÐBSCL đều có xu hướng giảm (kích cỡ cá giảm). Trong đó, tỷ lệ cá bột thả nuôi đến khi thu hoạch có khi hao hụt đến 50% do nguồn giống kém chất lượng. Trong bối cảnh đó, một thông tin đáng mừng là Viện Nghiên cứu Thủy sản II đang sản xuất ra giống cá tra chất lượng rất cao. Công ty TNHH Thủy sản Biển Ðông đã mua một số lượng lớn và có nhu cầu hợp tác với một số trung tâm giống nông nghiệp để sản xuất.

Cần sớm cảnh báo về thị trường

Thị trường xuất khẩu cá tra lâu nay vốn chịu nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe. Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã cố gắng phối hợp với nhiều tỉnh ÐBSCL lập bản đồ vùng nuôi thông minh để hình thành chuỗi nuôi cá tra bài bản, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Thế nhưng có một điều đáng buồn là đến nay vẫn còn một số tỉnh có vùng nuôi lớn trong vùng nhưng chưa làm xong quy hoạch vùng nuôi cá tra.

Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang nhận định: Ðiều kiện tự nhiên để nuôi cá trên địa bàn tỉnh là thuận lợi. Khó khăn của người nuôi cá thời gian qua tập trung do đầu ra bấp bênh, thiếu thông tin; người nuôi chưa liên kết với DN, tỉnh chưa có cơ sở cung cấp con giống. Nguồn vốn mua thức ăn chiếm đến 70% trong giá thành nuôi cá nhưng nông dân khó tiếp cận vốn. Ðây cũng là những khó khăn chung của nông dân nuôi cá tra ÐBSCL.

Một vấn đề nổi lên nữa, hiện tỷ lệ xuất khẩu cá tra phi-lê xuất sang Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây. Nếu năm 2012, thị trường này chỉ chiếm khoảng 4%, thì năm 2016 đang tăng lên 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy vậy, nông nghiệp Việt Nam đã nếm trải nhiều bài học cay đắng về việc xuất tiểu ngạch. Vậy nên, TS Võ Hùng Dũng kiến nghị: "Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương cần nắm và cung cấp thông tin kịp thời về thị trường Trung Quốc, sớm đưa ra những cảnh báo cần thiết, để hạn chế rủi ro cho nông dân". Các chuyên gia kinh tế nhận định: Ðà suy giảm của xuất khẩu ở thị trường EU sẽ khó cải thiện, cả cá tra và mặt hàng tôm sẽ đối diện khó khăn và khó tiên lượng điều gì xảy ra. Thị trường Trung Quốc tăng tiêu thụ, nhưng các DN cần nhanh chóng học và tiếp cận với một cấu trúc thị trường mới để ứng phó.

Hơn lúc nào hết, chuyện liên kết giữa DN và người nuôi thông qua bao tiêu đầu ra được xem là giải pháp căn cơ bảo đảm sản xuất bền vững, giảm thiểu các rủi ro.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong những tháng đầu năm 2017, nông dân ÐBSCL đã thả nuôi 739 ha và đã thu hoạch 672 ha, sản lượng hơn 210 nghìn tấn. Năm 2016, ÐBSCL thả nuôi hơn 3.000 ha cá tra, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn. Trong đó, các tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn nhất trong vùng là Ðồng Tháp (995 ha), Bến Tre (727 ha), An Giang (617 ha), Cần Thơ (313 ha)…

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 07/05/2017
Vĩnh Tường
Nguyên liệu

Bắt tàu cá Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngoài

Thông tin từ Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4, đến 14 giờ, ngày 3/8 đơn vị đã dẫn giải tàu cá CM - 99275-TS về đến cảng Hải đội 421, Hải đoàn 42 Cảnh sát biển tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn để tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.

tàu cá bị bắt
• 10:29 04/08/2021

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng sống về chủ quyền biển, đảo

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành nghi lễ đặc biệt quan trọng, mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Dưới đây là những hình ảnh đẹp về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được ghi lại vào tháng 4/2021.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.
• 12:10 20/05/2021

Những góc nhìn bình dị từ cuộc sống của người dân miền biển

Dẫu cuộc sống miền biển có bộn bề khó khăn nhưng hạnh phúc vẫn luôn được tìm thấy đâu đó trong những bộn bề ấy, hạnh phúc hiện diện từ những điều nhỏ bé, bình dị nhất. Sự bộn bề cơ cực ấy thể hiện rõ trên những chuyến đi dài, những chuyến đi với sự trở về của một khoang tàu đầy ắp cá. Hạnh phúc, vui mừng vì một chuyến đi bội thu không có những cơn giận dữ bất thường nào của biển cả.

Bình minh trên biển.
• 07:11 17/05/2021

Quy định mới về giao khu vực biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

nuôi lồng bè trên biển
• 14:25 18/02/2021

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 05:04 23/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 05:04 23/04/2025

Lặn biển đêm bắt hải sâm gai: Nghề mưu sinh độc đáo của ngư dân Phú Quý

Lặn biển ban đêm để bắt hải sâm gai là một nghề truyền thống độc đáo của ngư dân đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hoạt động này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Thợ lặn biển
• 05:04 23/04/2025

Gan tôm như thế nào gọi là xấu?

Gan tụy là cơ quan nội tạng quan trọng của tôm, đóng vai trò trong tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giải độc. Sức khỏe của gan tụy phản ánh trực tiếp tình trạng tổng thể của tôm nuôi. Gan tụy bị tổn thương không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn khiến tôm dễ mắc các bệnh nguy hiểm như hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS).​

Tôm thẻ chân trắng
• 05:04 23/04/2025

Ốc sên tím Janthina janthina trôi dạt vào bờ biển gây xôn xao

Thời gian gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh và video ghi lại một loài ốc sên biển có màu tím lạ mắt xuất hiện dọc theo các bờ biển.

Ốc tím
• 05:04 23/04/2025
Some text some message..