Nước thải NTTS thúc đẩy rừng ngập mặn xử lý chất hữu cơ khó phân hủy

Đánh giá tác động khi bổ sung nước thải từ NTTS đối với việc xử lý chất hữu cơ khó phân hủy trong trầm tích rừng ngập mặn.

rừng ngập mặn
Thí nghiệm mô phỏng cho thấy nước thải NTTS thúc đẩy rừng ngập mặn xử lý chất hữu cơ khó phân hủy. Ảnh: hey_lilibeth

Song song với biến đổi khí hậu, các tỉnh ven biển và duyên hải miền Trung đã và đang tích cực triển khai mô hình phát triển NTTS gắn với trồng rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan và bền vững.

Bên cạnh đó, các chất hữu cơ khó phân hủy (PBDEs) có độ bền cao được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau, rất độc hại đối với hệ sinh thái và con người xuất hiện phổ biến ở môi trường ven biển. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa các chất hữu cơ khó phân hủy này cùng với các hoạt động NTTS và những tác động của chúng trên hệ sinh thái rừng ngập mặn vẫn chưa được tìm hiểu chuyên sâu. 

Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích:

(i) Kiểm tra tác động của việc bổ sung nước thải từ NTTS đối với việc xử lý chất hữu cơ khó phân hủy trong trầm tích rừng ngập mặn.

(ii) Đánh giá khả năng và so sánh sự khác biệt trong quá trình chuyển đổi và hấp thu chất hữu cơ khó phân hủy của hai loại cây rừng trang K. obovata và mắm ổi A. marina trong trầm tích rừng ngập mặn khi có hoặc không có bổ sung nước thải từ NTTS.

Các mô hình thu nhỏ của rừng ngập mặn đã được chuẩn bị và thiết lập theo 2 nghiệm thức chính: Đối chứng và trầm tích bị nhiễm chất hữu cơ khó phân hủy. Mỗi nghiệm thức sẽ được bố trí thí nghiệm ở các điều kiện khác nhau bao gồm: Có bổ sung và không có bổ sung nước thải NTTS, mỗi nhóm lại được chia thành ba phân nhóm nhỏ lần lượt là không có cây trồng, có trồng cây trang (K. obovata) và mắm ổi (A. marina). Thử nghiệm mô phỏng trong vòng 12 tháng.

trang rừng ngập mặn
Cây trang rừng ngập mặn K. obovata. Ảnh: ffish.asia.

Kết quả sau khi kết thúc thử nghiệm cho thấy phần trăm của các chất hữu cơ khó phân hủy giảm theo thời gian thí nghiệm, cụ thể tỷ lệ phần trăm còn lại của chất hữu cơ khó phân hủy (so với đối chứng) trong trầm tích không trồng cây là 86,5%, trong khi tỷ lệ phần trăm trong trầm tích có trồng cây rừng trang và mắm ổi là 61,4% và 70,9% thấp hơn đáng kể. Điều thú vị hơn nữa là tỷ lệ phần trăm được cải thiện tốt hơn rất nhiều lần khi có sự bổ sung nước thải NTTS lần lượt là 65,3%, 46,9% và 48,0% so với nghiệm thức không có bổ sung. 

Tác dụng tích cực của nước thải từ các hoạt động NTTS trong thí nghiệm này có thể lý giải bằng một số lý do. Đầu tiên, việc bổ sung nước thải giàu chất dinh dưỡng đã hỗ trợ duy trì điều kiện trong trầm tích, giúp tăng sinh khối, mức độ phong phú và hoạt động của vi sinh vật kỵ khí trong trầm tích. Thứ hai, phương pháp này bổ sung trực tiếp chất dinh dưỡng vào trầm tích bao gồm nitơ, phốt pho và cacbon là những yếu tố chính cho sự tồn tại và tổng hợp của protein (bao gồm cả các enzym), lipid của vi sinh vật trong trầm tích đồng thời kích thích sự phát triển của rễ cây, các chất tiết ra từ rễ do đó tăng cường sự tương tác giữa thực vật và vi sinh vật. 

Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo về các tác động của nước thải NTTS đối với việc loại bỏ các chất hữu cơ khó phân hủy trong trầm tích rừng ngập mặn có trồng và chưa trồng cây, cũng như sự hấp thụ của thực vật, bằng mô phỏng mô hình vi mô rừng ngập mặn. Kết quả không chỉ giúp hiểu rõ hơn về sự suy giảm, loại bỏ và hấp thụ các chất hữu cơ khó phân hủy bởi thực vật trong rừng ngập mặn mà còn chứng minh khả năng tăng cường hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ khó phân hủy trong trầm tích bằng cách bổ sung nước thải từ hoạt động NTTS. 

Mắm ổi (A. marina)
Mắm ổi (A. marina). Ảnh: Ipec Cà Mau.

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong NTTS thâm canh, dẫn đến sự hiện diện của thuốc kháng sinh trong nước thải. Tuy nhiên, kháng sinh không được thêm vào trong mô hình nghiên cứu mô phỏng hiện tại, vì vậy nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tác động dinh dưỡng của nước thải NTTS đối với sự phân hủy và loại bỏ chát hữu cơ khó phân hủy.

Sẽ quá phức tạp nếu thêm kháng sinh, một chất ô nhiễm khác và gây căng thẳng cho vi sinh vật trong trầm tích. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu hơn cũng cần được tiến hành để đánh giá ánh hưởng của kháng sinh ( những tác động tiêu cực có thể có ) trong nước thải đối với sự hấp thụ, chuyển hóa, loại bỏ chất hữu cơ khó phân hủy cũng như các tác động lên cộng đồng vi sinh vật trong đất và trầm tích của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong tương lai. Thêm vào đó, sự chuyển đổi của các chất hữu cơ khó phân hủy vào các mô cùng với các cơ chế liên quan ở các loài thực vật khác nhau cũng nên được tìm hiểu để có thể cung cấp những thông tin chi tiết hơn về sự tương tác này. 

References: Shazia Farzana et al. (2021). Enhanced remediation of BDE-209 in contaminated mangrove sediment by planting and aquaculture effluent. Elsevier, 07/06/2021, from: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0048969720356230.

Đăng ngày 07/06/2021
Uyên Đào @uyen-dao
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 03:17 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 03:17 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 03:17 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 03:17 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 03:17 17/02/2025
Some text some message..