Nuôi cá cảnh: Gợi ý 21 loại cây thủy sinh cho bể cá tại nhà - P2

Trong phần trước Tepbac.com đã cung cấp 5/21 loài cây thủy sinh thích hợp cho bể cá cảnh nước ngọt. Phần này sẽ cung cấp thêm một số loại cây thủy sinh đẹp để người chơi tham khảo và có những bể cá độc đáo của riêng mình.

bể thủy sinh
Thú chơi bể thủy sinh trở thành thú vui tao nhã của nhiều người.

6. Tiêu thảo (Cryptocoryne Wendttii)

bể thủy sinh
Tiêu thảo trong bể cá cảnh. Ảnh: theaquariumguide.

Tên khoa học: Cryptocoryne Wendttii. Họ Araceae.

Mức độ chăm sóc: Dễ.

Màu sắc: đỏ, xanh lá cây hoặc màu nâu.

Cường độ ánh sáng vừa phải.

Vị trí: tiền cảnh.

Điều kiện nước 22-26°C, KH 3-8, pH 6.0-8.0.

Tiêu thảo (Cryptocoryne Wendtii) là tên gọi chung cho nhiều loại khác nhau với một số có các dải màu như đỏ, xanh lá cây, nâu... Mỗi loại cây sẽ có kích thước và kết cấu lá khác nhau. Đây là một loại cây phổ biến trong nuôi cá cảnh vì sống tốt ở cả cường độ ánh sáng yếu và các điều kiện nước khác nhau.

Cryptocoryne wendtii ’Green’ còn gọi là tiêu thảo xanh có những chiếc lá màu xanh cao từ 10-15 cm. Để nhân giống cây thủy sinh này, bạn chỉ cần tách rể của từng cây sau đó trồng lại ở một 

khu vực khác của bể cá, rễ sẽ nhanh chóng bám lấy nền đáy để phát triển. Lưu ý khi trồng tiêu thảo cần thường xuyên bổ sung phân bón và thay nước ít nhất một lần mỗi tuần.

7. Ráy thủy sinh (Anubia Nana)

bể thủy sinh
Ráy thủy sinh bám trên lũa trong bể cá. 

Tên khoa học: Anubia Nana

Họ Araceae.

Mức độ chăm sóc: Dễ.

Màu xanh lá cây.

Điều kiện nước 22-28°C, KH 3-8, pH 6.0-7.5.

Cường độ ánh sáng vừa phải.

Vị trí trồng tiền cảnh. 

Bộ phận nhân giống: thân rễ.

Nếu bạn đang tìm một loại cây có thể bám vào đá, lũa và sứ lọc thì ráy thủy sinh Anubias Nana là lựa chọn khá thích hợp dành cho bạn. Ráy thủy sinh là loại cây có màu xanh đậm, lá dày phát triển một cách dễ dàng – chìm một phần hoặc hoàn toàn khi bám vào các giá thể đá hay gỗ.

Nhân giống ráy thủy sinh bằng cách tỉa ngọn con đã có từ 5 – 7 lá sau đó gắn vào giá thể khác để tiếp tục trồng. Lưu ý trong trồng ráy thủy sinh: cần nhanh chóng loại bỏ lá già hoặc chết ra khỏi bể. Ráy thủy sinh phát triển chậm do đó cần định kỳ thay nước và xiphong tránh cặn bẩn bám vào lá.

8. Dương xỉ Java (Java Fern)

bể thủy sinh
Dương xỉ java trong bể cá cảnh. 

Tên khoa học: Microsorum pteropusHọ Polypodiaceae.

Mức độ chăm sóc: Dễ.

Màu xanh lá cây.

Cường độ ánh sáng: từ yếu cho đến trung bình.

Điều kiện nước 20-28°C, KH 3-8, pH 6.0-7.5.

Trồng ở tiền cảnh hoặc trung cảnh.

Cây dương xỉ Java là một loại cây thủy sinh thích hợp khi gắn vào đá và lũa trong bể cá. Nó là một loại cây phát triển tương đối chậm có nguồn gốc từ các vùng của Đông Nam Á và thường mọc dọc theo bờ sông hoặc suối nước ngọt ở Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc.

Hầu hết các loài cá sẽ không ăn dương xỉ Java, vì vậy một khi được gắn vào đá hoặc lũa, nó có cơ hội sống sót tốt và sẽ phát triển ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Lưu ý trong chăm sóc dương xỉ java: cần loại bỏ lá quá già hoặc bị xám màu để lá non mọc lên, đồng thời thường xuyên dọn bể sạch sẽ.

9. Cây lưỡi mác (Amazon Sword)

bể thủy sinh
Cây lưỡi mác trong bể cá cảnh. Ảnh: aquass

Tên khoa học: Echinodorus amazonicus. Họ Alismataceae.

Màu xanh lá cây.

Mức độ chăm sóc: Trung bình.

Cường độ ánh sáng: Yếu - Trung bình.

Điều kiện nước 22-28°C, KH 3-8, pH 6,5-7,5.

Vị trí trồng: trung cảnh và hậu cảnh.

Loài cây này có kích thước khá lớn, mọc thành từng bụi, lá mọc từ thân sát gốc, tỏa ra xung quanh từ non đến già. Cuống lá dài, lá cây có hình lưỡi mác, xanh mướt. Nó có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon với chủng loại đa dạng và lấy tên chung là thanh kiếm Amazon do có lá giống như lưỡi kiếm.

Loại cây dễ trồng này hoàn hảo cho hầu hết các bể thủy sinh nhờ khả năng chịu được khoảng nhiệt độ và chất lượng nước rộng. Với cường độ ánh sáng lí tưởng thì cây lưỡi mác sẽ vượt mặt nước trong bể cá và bắt đầu nở hoa.

Lưu ý khi trồng cây lưỡi mác, đảm bảo bể cá có chất nền đủ dày để trồng cây và rễ được bám vào giá thể (không chôn gốc), thân cây phải ở trên giá thể và có thể nhìn thấy bằng mắt. Kiểm tra thường xuyên và tiến hành thay nước định kỳ để tránh sự phát triển quá mức của tảo ảnh hưởng đến cây lưỡi mác trong bể thủy sinh.

10. Rêu Java (Java Moss)

bể thủy sinh
Tạo hình của rêu java trong một bể cá cảnh.

Tên khoa học: Taxiphyllum barbieri. Họ Hypnaceae.

Màu xanh lá cây

Mức độ chăm sóc: Trung bình.

Cường độ ánh sáng: Vừa phải.

Điều kiện nước thích hợp nhất: 21 – 24 °C; pH: 5,5-8,0.

Vị trí trồng: Tiền cảnh

Một loại cây khác rất thích hợp trồng trên đá và lũa. Rêu java loài bản địa ở Đông Nam Á: Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam. Lá có hình bầu dục thuôn dài, với màu xanh lá tươi. Rêu Java mọc dưới nước nhỏ hơn nhiều so với những loại rêu mọc trên cạn.

Cây thủy sinh này thích hợp nhất với nhiệt độ hồ cá từ 21 đến 24°C nhưng có thể sống ở nhiệt độ cao 29 - 32°C. Rêu Java không những tạo ra tấm thảm tuyệt đẹp mà còn cung cấp thức ăn cho cá con cũng như nơi trú ẩn cho cá và tôm nhỏ hơn.

Lưu ý khi chăm sóc rêu java: Những mảnh rêu nhỏ lơ lửng trong nước có thể làm tắc nghẽn bộ lọc do đó cần cắt tỉa thường xuyên, thay nước và xi phong sạch nền đáy để tránh sự phát triển của rêu hại.

11. Bèo cái (Water Lettuce)

bể thủy sinh
Bèo cái (Water Lettuce) trong bể thủy sinh.

Tên khoa học: Pistia stratiotes. Họ Araceae.

Màu xanh lá cây.

Ánh sáng tự nhiên-Trung bình

Mức độ chăm sóc: Dễ dàng.

Điều kiện nước thích hợp: Nhiệt độ 21-27°C, pH 6,5-7,5.

Vị trí trồng nổi trên mặt nước.

Cây bèo cái chủ yếu được sử dụng trong các ao và bể cá nước lạnh, cây tạo thành một mê cung rễ treo hoàn hảo để bảo vệ cá con và đem lại bóng râm bể cá.

Bèo cái phù hợp cho hầu hết các loài cá nhiệt đới, tuy nhiên những loài cá lớn hơn có xu hướng ăn rễ cây, do đó trồng bèo cái tránh các loài cá lớn ăn thực vật vì chúng có xu hướng ăn rễ cây và thậm chí cả cây.

12. Rong tóc tiên (Vallisneria)

bể thủy sinh
Rong tóc tiên là cây thủy sinh trang trí bể tuyệt đẹp.

Tên khoa học: Vallisneria Spirallis. Họ Hydrocharitaceae.

Mức độ chăm sóc: Rất dễ.

Màu xanh lá cây.

Vị trí trồng: Hậu cảnh.

Cường độ ánh sáng vừa phải.

Điều kiện nước pH 6-9 

Khoảng nhiệt độ 16-30°C.

Những chiếc lá ngắn khiến loài cây này thích hợp với những bể cá nhỏ; lá cũng đủ mỏng để không làm lu mờ các cây nhỏ hơn. Đặc tính rất dễ trồng trong mọi điều kiện cây dùng để trồng hậu cảnh và có thể trang trí từng điểm nhấn của bể.

Trồng cây rong tóc tiên có thể phát triển dễ dàng và nhanh chóng lan ra toàn bể do đó trồng cây cần chú ý cắt tỉa thường xuyên để cây không phá vỡ bố cục của bể. 

Mời bạn đọc tham khảo trọn 21 cây thủy sinh tại phần 1phần 3 để có nhiều sự lựa chọn hơn.

Đăng ngày 12/11/2021
Lệ Thủy
Tổng hợp

Khắc phục nhiệt độ bể cá cảnh tăng cao ngày hè

Vào những ngày hè oi bức bởi nhiệt độ răng cao, bể cá cảnh ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Lượng oxy hòa tan trong bể vì thế cũng giảm đi, khiến cá cảnh bị ngạt thở và dẫn đến chết. Như vậy, làm thế nào để khắc phục nhiệt độ bể cá cảnh tăng cao ngày hè? Hãy cùng bài viết đi tìm giải pháp nhé!.

Bể cá cảnh
• 09:50 09/05/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 11:10 08/05/2024

Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
• 10:57 08/05/2024

Những sinh vật biển có độc tại vùng biển Việt Nam

Du lịch biển ở Việt Nam là từ khóa xuất hiện rất phổ biến, nhất là trong thời tiết nắng nóng như mùa hè hiện nay. Trong đó, hiện tượng ngộ độc hay dị ứng thủy hải sản được lưu tâm hơn cả bởi nếu không xử lý kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới những tình huống đáng tiếc.

Sứa biển
• 10:34 07/05/2024

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi mang giá trị kinh tế cao hiện nay

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta. Ngoài ra, thịt của chúng thường mang hương vị đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.

Ao cá nước ngọt
• 18:33 14/05/2024

Phân biệt chất lượng màu nước trong nuôi tôm

Dựa vào màu nước trong ao nuôi tôm bà con có thể nhận định được chất lượng nước, cũng như tình trạng ao tôm và đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức để từ đó nhận biết chính xác và có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Màu nước ao nuôi
• 18:33 14/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 18:33 14/05/2024

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:33 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 18:33 14/05/2024