Nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà tạo kinh tế cho người dân

Hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái với diện tích mặt nước trên 19.000ha, ngoài tiềm năng phát triển du lịch, hồ Thác Bà còn có trên 2.000 lồng nuôi cá, 815ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản; tổng sản lượng thủy sản đạt trên 7.500 tấn/năm.

Nuôi cá lồng
Nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà. Ảnh: btnmt.1cdn.vn

Anh Lê Văn Thư ở xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã gắn bó với nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên hồ Thác Bà đã nhiều năm nay. Từ khi tận dụng mặt nước sẵn có nuôi cá lồng, kinh tế gia đình anh ổn định hơn rất nhiều.

Thời gian chưa xuất hiện dịch bệnh COVID-19, mỗi năm gia đình anh đều có nguồn thu từ 500 – 700 triệu đồng. Năm 2021, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khiến người dân nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn. Cũng như nhiều gia đình khác trên vùng hồ, gia đình anh Thư chỉ duy trì nuôi số lồng cá trên diện tích mặt nước sẵn có. Với trên 50 lồng cá các loại, anh đã xuất bán ra thị trường trên 20 tấn cá. Trong đó, chủ yếu là các loại cá như: Cá lăng, diêu hồng, rô phi, trắm đen, ngạnh…

Hiện nay, người dân các xã vùng hồ Thác Bà của huyện Yên Bình phát triển nuôi cá trên hồ với hai hình thức: Nuôi cá trong lồng và nuôi cá quây lưới tại những eo ngách trên mặt nước. Nhờ lợi thế sẵn có, cùng những tiến bộ khoa học, sản lượng cá trên hồ Thác Bà liên tục tăng qua các năm. Trong số đó, sản lượng cá da trơn chất lượng cao nuôi bằng lồng tăng nhanh trong năm 2021 như: cá lăng chấm, cá ngạnh, cá nheo….

Nuôi cá da trơnHiện các loại cá được nuôi trên hồ Thác Bà chủ yếu là cá da trơn mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: btnmt.1cdn.vn

Hiện khu vực xung quanh hồ Thác Bà có 2 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã, 13 tổ hợp tác cùng trên 300 hộ dân nuôi cá lồng, nuôi cá quây lưới. Trong những năm trở lại đây, hầu hết các cơ sở nuôi cá lồng đều mở rộng quy mô nuôi các loại cá đặc sản, nhất là những loại cá da trơn có nguồn giống bản địa. Nhờ phát triển thủy sản trên hồ, đã góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho nhiều công nhân lao động ở địa phương với mức thu nhập ổn định.

Để nâng tầm giá trị sản phẩm cá hồ Thác Bà, bên cạnh các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, Công ty cổ phẩn nghiên cứu ứng dụng dịch vụ khoa học công nghệ T&T đã đầu tư hệ thống lồng nuôi cá chất lượng cao, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi các loại cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Đồng thời, áp dụng nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, vừa nâng cao năng suất vừa mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần nuôi cá thông thường.

Thu hoạch cáNgười dân đang thu hoạch cá với sản lượng kích thước to. Ảnh: btnmt.1cdn.vn

Với quy mô trên 100 lồng nuôi cá các loại, năm 2021, công ty đã xuất bán ra thị trường khoảng 400 – 500 tấn cá, trong đó chủ yếu là cá nheo Mỹ, cá lăng, trắm đen, diêu hồng,… đạt doanh thu khoảng 15 - 20 tỷ đồng. Hiện nay sản phẩm cá của công ty được tiêu thu rộng rãi tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trong và ngoài tỉnh.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, hồ Thác Bà có trên 3.000 lồng cá nuôi, đạt sản lượng khoảng 20.000 tấn/năm, tỉnh Yên Bái đã ban hành chính sách hỗ trợ các cá nhân nuôi cá lồng và nuôi cá ở các eo ngách trên hồ Thác Bà. Phấn đấu trong năm 2022, sẽ có 2.100 lồng nuôi cá, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 7.500 tấn/năm.

Ông Lã Tuấn Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Trong thời gian qua, nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà luôn được sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp Tới đây huyện sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi mời gọi các doanh nghiệp để cùng các HTX, tổ hợp tác và người dân phát huy lợi thế của địa phương đưa thương hiệu cá vùng hồ Thác Bà vươn xa hơn. Để đảm bảo quy mô và việc nuôi trồng thủy sản không tác động đến môi trường, tất cả các cơ sở nuôi cá trên hồ đều phải đánh giá tác động môi trường và hoàn thiện quy định, thủ tục về môi trường.

Có thể thấy với những tiềm năng, thế mạnh được thiên nhiên ban tặng, phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Đây cũng là động lực thúc đẩy người dân vùng hồ tiếp tục gắn bó với nghề, đưa sản phẩm của hồ Thác Bà ngày càng vươn xa.

Báo Tài Nguyên Môi Trường
Đăng ngày 25/10/2022
Thanh Ngà
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thị trường thức ăn thủy sản dự báo đạt 171,53 tỷ USD vào năm 2030

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 4,1%, từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ hải sản ngày càng cao và sự phát triển trong công thức thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng cũng như tính bền vững.

Thức ăn thủy sản
• 09:00 22/03/2025

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 15/03/2025

Infographic: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tháng 1 năm 2025

Trong tháng 1 năm 2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đối mặt với nhiều biến động, khi kim ngạch chỉ đạt hơn 66 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cá ngừ
• 11:03 11/03/2025

Phân tích thị trường và thời điểm bán tôm để đạt giá cao nhất 2025

Trong bối cảnh giá tôm biến động mạnh suốt thời gian qua, việc chọn đúng thời điểm bán để đạt giá cao nhất là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:00 07/03/2025

Khẩn cấp tìm kiếm 4 ngư dân mất tích sau vụ chìm tàu ở Quảng Nam

Chiều 21-3, chính quyền huyện Núi Thành (Quảng Nam) xác nhận một tàu chụp mực của ngư dân địa phương đã bị chìm trên biển, khiến một người tử vong và bốn người mất tích. Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đang được triển khai khẩn cấp.

Tàu bị nạn
• 20:35 24/03/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 20:35 24/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 20:35 24/03/2025

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:35 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:35 24/03/2025
Some text some message..